Google vinh danh họa sĩ Bùi Xuân Phái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Google Doodles hôm nay (1/9) vinh danh họa sĩ Bùi Xuân Phái nhân ngày sinh lần thứ 99 của ông.
Bùi Xuân Phái (1/9/1920 - 24/6/1988) là một trong bộ tứ danh họa thứ hai của hội họa Việt Nam (Nghiêm - Liên - Sáng - Phái). Cùng Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều lớp họa sĩ.
Hình ảnh Bùi Xuân Phái trên Google Doodles ngày 1/9.
Hình ảnh Bùi Xuân Phái trên Google Doodles ngày 1/9.
Họa sĩ Bùi Thanh Phương - con trai danh họa - nói Bùi Xuân Phái là một người yêu quê hương, yêu Hà Nội và là một tên tuổi trong ngành hội họa tại Việt Nam, với những tác phẩm đặc trưng góp phần vào sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
“Sự kiện Google tôn vinh ông với thiết kế đặc biệt nhân ngày sinh nhật của ông là một hoạt động ý nghĩa không chỉ với gia đình mà còn đối với những người mến mộ ông, những người yêu văn hóa Việt Nam qua hình ảnh con phố cổ”, con trai danh họa nói.
Tranh vẽ phố của họa sĩ Bùi xuân Phái.
Tranh vẽ phố của họa sĩ Bùi xuân Phái.
Sáng tác nhiều đề tài, nhưng mảng tranh vẽ phố cổ của Bùi Xuân Phái được nhiều người biết và yêu thích nhất. Tranh vẽ phố của ông tạo thành phong cách riêng, được gọi là tranh Phố Phái. Tranh vẽ phố của Bùi xuân Phái vừa cổ kính lại hiện thực, thể hiện hồn cốt phố cổ Hà Nội những thập niên 1950, 1960, 1970. Họa sĩ gửi gắm những kỷ niệm, hoài cảm cùng nỗi buồn, tiếc nuối bâng khuâng trên nét vẽ. Để tới khi nhịp phố thay đổi, những mái nhà, những con người mang hồn phách xưa cũ ấy không còn, người ta tìm tới tranh Phố Phái như một bảo tàng hoài niệm.
Ngoài vẽ phố, ông còn thể hiện các mảng đề tài như: Chèo, tranh chân dung, nông thôn, tranh khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công.
Tác phẩm Phân xưởng nhuộm của Bùi Xuân Phái.
Tác phẩm Phân xưởng nhuộm của Bùi Xuân Phái.
Quan điểm của Bùi Xuân Phái về công việc người họa sĩ không chỉ là rèn luyện với đường nét, màu sắc, mà còn là trau dồi kiến thức. Ông viết trong nhật ký: “Tôi nghĩ rằng không phải cứ hùng hục vẽ là tốt mà còn phải năng suy nghĩ đến nghệ thuật, đến con đường tuy có nhiều khó khăn nhưng đẹp đẽ đó. Ngoài ra tôi cần phải xem sách xem tranh (nếu có) tất cả họa sĩ bậc thầy, để mình được nâng tầm mắt lên, để mình phân biệt được cao thấp, vàng thau không lẫn lộn”.
Bùi Xuân Phái đạt giải thưởng cao quý nhất về văn học nghệ thuật: Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996, cùng nhiều giải thưởng mỹ thuật trong và ngoài nước.
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, tên của ông được đặt cho tên một con phố. Một giải thưởng mang tên Bùi Xuân Phái được thành lập để tôn vinh những người làm nghệ thuật, nghiên cứu cống hiến với tình yêu Hà Nội.
Tần Tần (zing)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...