Dạy con đọc sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi biết chị đã lâu, một người thích đọc, có niềm yêu thích, say mê với sách. Để hướng con cái dần hình thành thói quen đọc và giúp các bà mẹ thực tập cho con thói quen hữu ích này, chị còn lập một tài khoản cá nhân để giới thiệu những cuốn sách hay, nhất là sách dành cho thiếu nhi, viết giới thiệu nhiều cuốn sách chị từng đọc qua. Tôi cũng đã tìm đọc một số cuốn sách từ sự giới thiệu đầy lôi cuốn, hấp dẫn của chị.
Mới đây, trên facebook cá nhân, chị chia sẻ: “Để các con học văn không thấy nhọc, viết câu không thấy khổ, nói năng lưu loát, hoạt ngôn, cách tốt nhất là các mẹ nên cho con đọc sách. Con đọc càng nhiều sách, khả năng tiếp cận và xử lý vấn đề càng nhanh chóng, đặc biệt là khả năng phân tích sự việc. Còn nữa, hắn đọc sách nhiều hắn càng nhanh trở thành “bạn” của bố mẹ, vì lời lẽ linh hoạt và “sắc bén” không khác gì những kẻ đã mài mòn quần, mòn gối ở lớp, ở trường. Đừng để con ra rả học thuộc lòng một cách vô thức, đừng cắm mặt cắm mũi vô sách văn mẫu mỗi tối trong sự… tuyệt vọng”.
Ảnh internet
Ảnh internet
Chị dẫn chứng một đoạn trong “Cua đá lạc rừng” của nhà văn Phong Thu: “Đã lâu lắm rồi mới có một trận mưa rừng to đến thế. Chỉ trong chớp mắt, tất cả mọi con thác cùng sôi lên sùng sục, nhảy sầm sầm xuống núi. Suối bị nghẹn, dềnh nước lao vọt lên như ngựa vía. Cửa sông hổn hển đón nhận những lạch nước đỏ ngầu và ngổn ngang cây cành. Giữa cảnh ấy, có một chú cua đá mỏng mình, chân thon, mai thẳng ló ra. Chú ta đang hốt hoảng bám lấy đám rễ dập dềnh, quay tròn bên suối. Đám rễ tre nổi nổi, chìm chìm một lúc rồi bị nước lôi ra giữa dòng, cuốn đi, khiến cua ta chóng cả mặt”. Sách hay thế này mà, đọc xong không khéo viết văn hay hơn nhà… văn í chứ, phải không các mẹ?”-chị viết.
Ai cũng thấy rõ lợi ích và những điều kỳ diệu của việc đọc sách mang lại. Nhiều người mong muốn con cái hình thành thói quen bổ ích này. Nhưng có mấy bậc cha mẹ chịu đọc sách để làm gương cho con. Việc hình thành một thói quen có ích thường bắt nguồn từ giáo dục, truyền thống gia đình trước khi chịu tác động ngoài xã hội. Nhiều người cả đời không đọc một cuốn sách, không dẫn con đi nhà sách thì liệu có thể hình thành được thói quen đọc cho con trẻ?
Thói quen thường phải hình thành từ từ, lâu dần mới bám rễ sâu vào cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Nhưng hình thành một thói quen tốt, duy trì được càng khó hơn. Nhiều người từng đặt niềm vui thú đọc sách lên hàng đầu trong mọi thú vui, nhưng cũng có lúc thú nhận rằng, họ không cưỡng lại được sức cám dỗ của các phương tiện giải trí khác. Đến một ngày, nhận ra nhìn một cuốn sách dày thì thấy ngại, không còn hào hứng lao vào đọc như trước mới chợt khựng lại. Nói như vậy để thấy, ngay cả người lớn chúng ta còn bị cám dỗ bởi công nghệ thì con trẻ sẽ như thế nào. Người lớn nên kỷ luật với chính mình, mới mong làm gương cho con. Kỳ vọng con đọc nhiều hiểu rộng, nói năng lưu loát, trình bày mọi vấn đề sáng rõ bằng vốn tiếng Việt phong phú, trong sáng, trước tiên hãy làm gương cho con bằng việc cầm lên một cuốn sách và bắt đầu đọc.
 MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...