Khám phá "Miền cổ tích" của họa sĩ Nguyễn Quốc Huy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua 29 bức tranh sơn mài, họa sĩ Nguyễn Quốc Huy mang đến một thế giới lung linh mờ ảo, dịu êm của một miền cổ tích về làng quê Việt Nam.

Sơn mài vốn là một chất liệu hội họa truyền thống đã gắn liền với nhiều họa sỹ thành danh của nền Mỹ thuật Việt Nam. Được khẳng định qua thời gian là một chất liệu quý, đa sắc và được coi là “quốc hồn, quốc túy” dân tộc của Việt Nam, sơn mài đã được biến chuyển rất nhiều dưới những bàn tay tài hoa của họa sỹ Việt.
Sơn mài vốn là một chất liệu hội họa truyền thống đã gắn liền với nhiều họa sỹ thành danh của nền Mỹ thuật Việt Nam. Được khẳng định qua thời gian là một chất liệu quý, đa sắc và được coi là “quốc hồn, quốc túy” dân tộc của Việt Nam, sơn mài đã được biến chuyển rất nhiều dưới những bàn tay tài hoa của họa sỹ Việt.
 Là một trong những họa sỹ rất thành công trong việc đưa một làn gió mới vào sơn mài truyền thống bằng những kỹ thuật điêu luyện, họa sĩ Nguyễn Quốc Huy đã giới thiệu 29 tác phẩm tranh sơn mài trong triển lãm mang tên
Là một trong những họa sỹ rất thành công trong việc đưa một làn gió mới vào sơn mài truyền thống bằng những kỹ thuật điêu luyện, họa sĩ Nguyễn Quốc Huy đã giới thiệu 29 tác phẩm tranh sơn mài trong triển lãm mang tên "Miền cổ tích" tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (HN) vào chiều 31/10.
Phát biểu tại triển lãm, họa sĩ Nguyễn Quốc Huy chia sẻ:
 Trước tôi chưa có ai từng dùng sơn mài để diễn tả sương mù hay còn gọi là độ ẩm của không khí, một thứ không gian không hình tướng và nhẹ như hơi nước. Chỉ riêng việc này cũng đã lấy đi của tôi gần mười năm nghiên cứu. Những đau đáu về nghề, những dấu hỏi của những mục tiêu, cái đích mà tôi đã vạch ra như từng nấc thang của những giới hạn về nghề mà tôi phải vượt qua.
“Miền cổ tích” được họa sĩ Nguyễn Quốc Huy thả trôi cảm xúc trong ánh sáng âm thầm mà rạng rỡ của vỏ trứng và muôn ngàn sắc tươi mới của lá và hoa.  29 bức họa sẽ gợi cho người xem về một thế giới lung linh mờ ảo, bình dị và dịu êm của một miền cổ tích xưa của phong cảnh làng quê, mái đình Việt….
“Miền cổ tích” được họa sĩ Nguyễn Quốc Huy thả trôi cảm xúc trong ánh sáng âm thầm mà rạng rỡ của vỏ trứng và muôn ngàn sắc tươi mới của lá và hoa. 29 bức họa sẽ gợi cho người xem về một thế giới lung linh mờ ảo, bình dị và dịu êm của một miền cổ tích xưa của phong cảnh làng quê, mái đình Việt….
Nguyễn Quốc Huy đánh thức sự cô liêu, hoang dã của đại ngàn, nơi dặm thẳm đường xa, một mình cất giọng xanh thượng ngàn, rồi về Trung du và làng quê Việt bình yên của Đồng bằng châu thổ sông Hồng, thăng hoa trên đĩa màu riêng cho Sơn mài Việt đương đại.
Nguyễn Quốc Huy đánh thức sự cô liêu, hoang dã của đại ngàn, nơi dặm thẳm đường xa, một mình cất giọng xanh thượng ngàn, rồi về Trung du và làng quê Việt bình yên của Đồng bằng châu thổ sông Hồng, thăng hoa trên đĩa màu riêng cho Sơn mài Việt đương đại.
Ngắm nhìn những bức tranh sơn mài của Nguyễn Quốc Huy, khán giả như được lạc, phiêu vào một thế giới cổ tích mờ ảo với cảnh non nước hữu tình, làng quê, mái đình Việt Nam được tả thực một cách chi tiết nhất, sống động nhất. Vạn vật trong tranh Nguyễn Quốc Huy đều có hồn, có sự lôi cuốn đến kỳ lạ.
Ngắm nhìn những bức tranh sơn mài của Nguyễn Quốc Huy, khán giả như được lạc, phiêu vào một thế giới cổ tích mờ ảo với cảnh non nước hữu tình, làng quê, mái đình Việt Nam được tả thực một cách chi tiết nhất, sống động nhất. Vạn vật trong tranh Nguyễn Quốc Huy đều có hồn, có sự lôi cuốn đến kỳ lạ.
Những kỷ niệm, những tiềm thức, dấu tích hay những hoài niệm của thời gian trong thiên nhiên như những âm thanh của sự im lặng thẽ thọt gọi tên bằng cảm xúc nuôi dưỡng sự mơ màng khó cầm nắm của một không gian mộng mị.
Những kỷ niệm, những tiềm thức, dấu tích hay những hoài niệm của thời gian trong thiên nhiên như những âm thanh của sự im lặng thẽ thọt gọi tên bằng cảm xúc nuôi dưỡng sự mơ màng khó cầm nắm của một không gian mộng mị.
 Người xem luôn cảm thấy bình yên, thong thả dạo chơi trong từng bức tranh và đâu đó một miền cổ tích tựa như những câu chuyện mẹ kể cũng hiện ra sau những làn sương mù mờ dại, những khóm lá rung rinh….
Người xem luôn cảm thấy bình yên, thong thả dạo chơi trong từng bức tranh và đâu đó một miền cổ tích tựa như những câu chuyện mẹ kể cũng hiện ra sau những làn sương mù mờ dại, những khóm lá rung rinh….
 Bà Park hyejin, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ:
Tôi hy vọng rằng, triển lãm “Miền Cổ tích” lần này của Nguyễn Quốc Huy sẽ là một dấu mốc quan trọng với họa sỹ nói riêng và nền mỹ thuật Việt Nam nói riêng. Cũng như Ottchil (một tên gọi khác của sơn mài tại Hàn Quốc), tranh sơn mài Việt Nam sẽ không bao giờ bị mai một mà luôn được các thế hệ họa sỹ kế thừa và phát triển trong thời đại mới
Triển lãm thu hút được đông đảo người yêu tranh sơn mài nói riêng, nghệ thuật nói chung.
Triển lãm thu hút được đông đảo người yêu tranh sơn mài nói riêng, nghệ thuật nói chung.
 Triển lãm
Triển lãm "Miền cổ tích" của họa sĩ Nguyễn Quốc Huy diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 17/11 tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (HN).


Hạnh Lê/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...