'Hành trình di sản': Tìm lại 'Hương Tết' và trải nghiệm 'Lễ Wa-Ha'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vượt qua nhiều đối thủ “nặng ký,” bộ ảnh “Lễ Wa-Ha” của tác giả Hoàng Thạch Vân đã giành giải đặc biệt (hạng mục Ảnh bộ) tại “Giải thưởng nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2018”.

Một bức ảnh trong bộ ảnh
Một bức ảnh trong bộ ảnh "Lễ Wa-Ha" của tác giả Hoàng Thạch Vân. (Nguồn ảnh: BTC)



“Với đề tài ấn tượng, các góc máy nghệ thuật đặc sắc, bộ ảnh đã miêu tả đầy đủ, sinh động về một nghi lễ truyền thống của đồng bào Chăm Bà Ni vùng Nam Trung Bộ,” đại diện ban tổ chức cho biết.

Lễ Wa-Ha là là lễ cúng thanh minh sau lễ Ramuwan (hay lễ tháng thiêng Ramadan) . Đây là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của đồng bào Chăm Bà Ni, thể hiện sự tưởng nhớ, lòng thành kính của người còn sống đối với người đã khuất, ông bà tổ tiên.

Bên cạnh đó, tác phẩm “Hương Tết” của tác giả Lê Việt Khánh được trao giải đặc biệt ở hạng mục Ảnh bìa. Tác phẩm được đánh giá cao ở ý nghĩa, nội dung và bố cục hoàn chỉnh của tác phẩm.

Đây là giải thưởng nhiếp ảnh do tạp chí Heritage tổ chức thường niên (từ năm 2013) nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là các di sản (văn hóa, thiên nhiên) thế giới tại Việt Nam.

Bên cạnh những tay máy chuyên nghiệp (hội viên Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí…), giải thưởng năm nay còn thu hút sự tham gia của đông đảo các tay máy tự do (ở cả trong nước và nước ngoài). Các tác giả đã gửi tới nhiều tác phẩm với đề tài, nội dung mới lạ, thú vị. Đây cũng chính là một trong những điểm mới của mùa giải năm nay so với những mùa giải trước.

 

"Bóng hình Tổ quốc" qua góc nhìn của tác giả Nguyễn Mạnh. (Nguồn ảnh: BTC)
"Bóng hình Tổ quốc" qua góc nhìn của tác giả Nguyễn Mạnh. (Nguồn ảnh: BTC)

Ban tổ chức nhận được 194 tác phẩm dự thi ở hạng mục Ảnh bộ và 532 tác phẩm tham dự ở hạng mục Ảnh bìa.

Kết quả chung cuộc, giải nhất (hạng mục Ảnh bộ) được trao cho bộ ảnh “Cây cột thiêng của người Cơtu” (tác giả Trần Tấn Vịnh). Tác phẩm “Nắng sớm làng chài Nhơn Hải” (tác giả Nguyễn Phước Hoài) đoạt giải nhất (hạng mục Ảnh bìa).

Ngoài ra, top 5 (hạng mục Ảnh bộ) vinh danh năm bộ ảnh: “Sương mù Huế” (tác giả Nguyễn Trung Thành), “Hội vật cầu bùn làng Vân” (tác giả Ngô Quang Phúc), “Tam Cốc mùa vàng” (tác giả Nguyễn Đức Phước), “Mùa Thu Nhật Bản” (tác giả Hoàng Mạnh Cường) và “Vẻ đẹp san hô biển Kỳ Co” (tác giả Nguyễn Phước Hoài).

Top 5 (hạng mục Ảnh bìa) được trao cho năm tác phẩm: “Chiều trên bến thuyền” (tác giả Nông Thanh Toàn), “Viết liễn” (tác giả Nguyễn Xuân Thắng), “Sương mù trên cao nguyên” (tác giả Lê Hữu Thiết), “Đường về nhà” (tác giả Phùng Tú Nhân) và “Cuộc sống trên đầm Chuồn” (tác giả Vũ Minh Đức).

 

An Ngọc (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.