Nghệ sĩ Phan Trợ: Tiếng sáo vang vọng núi rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gắn bó với phong trào văn hóa-thông tin từ những năm 1982, đến nay, nghệ sĩ Phan Trợ vẫn được biết tiếng là một nghệ sĩ biểu diễn sáo trúc tài hoa.
Sẵn có chút năng khiếu, năm 1978, sau khi học xong phổ thông, chàng trai trẻ Phan Trợ thi tuyển vào Trường Quốc gia Âm nhạc Huế (nay là Đại học Nghệ thuật Huế). “Học violon được vài tháng, các thầy thấy tôi thích hợp và có khả năng phát triển ở các loại nhạc cụ truyền thống hơn, vì vậy chuyển tôi qua Khoa Nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam. Và, tôi chọn chuyên ngành sáo trúc rồi gắn bó cho đến bây giờ”-ông kể lại.
  Nghệ sĩ sáo trúc Phan Trợ.   Ảnh: P.V
Nghệ sĩ sáo trúc Phan Trợ. Ảnh: P.V
Sau khi ra trường, ông được phân công về Ty Văn hóa-Thông tin Gia Lai-Kon Tum, trở thành đội viên của Đội Thông tin Lưu động, cùng đội tham gia hàng ngàn chuyến biểu diễn phục vụ tại các buôn làng. Mỗi nơi đến đều để lại những dấu ấn, kỷ niệm khó quên. “Đáng nhớ nhất trong sự nghiệp phục vụ quần chúng chính là những chuyến biểu diễn tại các đồn biên phòng. Phải băng rừng, lội suối rất khó khăn, vất vả nhưng nghĩ đến việc có thể đem được tiếng đàn, tiếng sáo, giọng hát đến cổ vũ tinh thần cho các chiến sĩ là lại thấy mọi mỏi mệt tan biến”-nghệ sĩ Phan Trợ chia sẻ. Hầu như chuyến biểu diễn nào ông cũng có mặt, khi thì hòa tấu, khi độc tấu. Cứ thế, tiếng sáo của ông lúc mềm mại, mượt mà, uyển chuyển, khi réo rắt, vang vọng khắp núi rừng và các buôn làng xa xôi.
Trò chuyện với P.V, nghệ sĩ Phan Trợ nói rằng, làm bất cứ việc gì cũng cần có sức khỏe, nghệ sĩ sáo trúc còn cần phải khỏe hơn. Dĩ nhiên không chỉ là khỏe chân, mạnh tay mà cái chính là ở hơi thở. “Cách lấy hơi trong sáo trúc rất quan trọng. Với những giai điệu dài, phải thổi làm sao để người nghe không nhận ra được quãng mình ngắt để lấy hơi thì mới đạt. Ngoài ra, kỹ thuật đánh lưỡi kép để tạo ra luyến láy, các âm điệu, tiết tấu nhanh, hùng hồn cũng khá khó, đòi hỏi người nghệ sĩ phải tập luyện thường xuyên”-ông nói. Thường biểu diễn phục vụ, làm nhiệm vụ tuyên truyền ở cơ sở nên các tác phẩm gắn liền với tiếng sáo của ông thường mang âm hưởng cách mạng như: “Anh vẫn hành quân”, “Trên đường chiến thắng”, “Tiếng sáo người lính trẻ”… Tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức năm 2009, với tiết mục độc tấu sáo trúc “Cô gái vót chông”, nghệ sĩ Phan Trợ đã xuất sắc giành giải A. Ngoài ra, tiếng sáo của ông cũng thể hiện rất mượt mà các khúc dân ca, các bài hát về quê hương, tình yêu đôi lứa.
Suốt hơn 35 năm gắn bó với nghệ thuật quần chúng, nghệ sĩ Phan Trợ đã có được sự ghi nhận xứng đáng của các cấp, các ngành. Có thể kể đến Huy chương vì Sự nghiệp Văn hóa-Thông tin (năm 2004), Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngành Tổ chức Nhà nước (năm 2013), Kỷ niệm chương vì Chủ quyền an ninh biên giới (2014)… Thế nhưng, nghệ sĩ Phan Trợ nói rằng: “Giải thưởng cao quý nhất với tôi đó chính là sự đón nhận của khán giả, của bà con, chiến sĩ tại những nơi từng đến phục vụ. Tôi cảm thấy rất vinh dự, tự hào khi được đem tiếng sáo biểu diễn cho mọi người, giới thiệu đến khán giả một loại nhạc cụ truyền thống độc đáo, hấp dẫn để từ đó phát huy và gìn giữ”.
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.