Họa sĩ đam mê tranh khắc gỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tranh của họa sĩ Võ Văn Tiếng luôn có sự biến hóa đa dạng không chỉ ở chất liệu mà cả trong cách khai thác đề tài, bố cục, ý tưởng. Hơn hết, anh còn cố gắng khai thác mảng tranh khắc gỗ, một thể loại đòi hỏi sự am hiểu chất liệu cũng như sự tỉ mỉ, kiên trì.
Họa sĩ Võ Văn Tiếng hiện là giáo viên dạy Mỹ thuật của Trường THCS Trần Phú (TP. Pleiku). Sau khi tốt nghiệp THPT, anh theo học chuyên ngành Mỹ thuật của Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai. Năm 2009, anh tiếp tục thi vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để nâng cao hơn nữa kiến thức cũng như kỹ năng hội họa.
  Họa sĩ Võ Văn Tiếng. Ảnh: P.L
Họa sĩ Võ Văn Tiếng. Ảnh: P.L
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên nên tranh của anh cũng tràn đầy cảm hứng đến từ vùng đất này. Đó là không khí vui tươi, rộn ràng của ngày hội cồng chiêng trong các tác phẩm như: “Âm vang đại ngàn”, “Nối giữ hồn chiêng”... đôi khi là vẻ đẹp giản dị, nguyên sơ của cô gái Jrai, Bahnar trong “Thiếu nữ Tây Nguyên” hay cảnh sinh hoạt nơi buôn làng trong “Tháng ba Tây Nguyên”. Chủ đề Tây Nguyên được họa sĩ đưa vào tranh trên nhiều chất liệu khác nhau như lụa, sơn dầu, acrylic, sơn mài… Qua đó, Tây Nguyên hiện lên chân thật, giản dị và hết sức sinh động. “Qua tác phẩm, tôi muốn truyền tải những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán của mảnh đất và con người nơi đây đến với công chúng yêu nghệ thuật”-họa sĩ Văn Tiếng chia sẻ. Ngoài đề tài Tây Nguyên, những sinh hoạt đời thường hay các vấn đề của xã hội hiện đại mà con người đang đối mặt cũng được anh quan tâm thể hiện trong các tác phẩm “Đi tìm khuôn mặt thật”, “Sen mùa hạ”,  “Ngày dài”…
Không dừng lại ở đó, họa sĩ Văn Tiếng đang tạo ấn tượng ở mảng khắc gỗ. So với các chất liệu khác thì gỗ là chất liệu tương đối “khó chơi” nhưng lại kích thích khả năng sáng tạo rất cao của người nghệ sĩ. Bởi trên chất liệu này, người vẽ phải am hiểu từng loại gỗ, vân gỗ, độ mỏng-dày, mềm-cứng... để sáng tạo tác phẩm. Để hoàn thiện một bức tranh khắc gỗ, họa sĩ phải kiên trì, tỉ mỉ, tránh không để xảy ra sai sót dù là nét khắc nhỏ. “Ở Việt Nam, mọi người vẫn quen với dòng tranh khắc gỗ mộc bản truyền thống như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Làng Sình… nhưng tranh khắc gỗ hiện đại cũng rất hấp dẫn”-họa sĩ Văn Tiếng bày tỏ. Trên một tấm gỗ, họa sĩ dùng các dụng cụ như dao, búa, đục… để “vẽ”. Có thể thêm màu sắc nhưng đôi khi chính những màu nguyên bản của chất liệu gỗ lại tạo nên sắc thái riêng, đem đến sự khác biệt cho tác phẩm và giúp chuyển tải đầy đủ ý tưởng của tác giả.
  Tác phẩm “Về cõi A tâu” của họa sĩ Võ Văn Tiếng.
Tác phẩm “Về cõi A tâu” của họa sĩ Võ Văn Tiếng.
Trong các cuộc triển lãm gần đây, bức khắc gỗ “Về cõi A tâu” của họa sĩ Văn Tiếng được rất nhiều người quan tâm. Để hoàn thành tác phẩm này, anh mất một tháng lên ý tưởng, bố cục, tỉ mỉ từng nét vẽ, đường khắc. Bức tranh khắc họa chân dung người mẹ Jrai, vài chiếc lá khẽ rơi, ẩn hiện những bức tượng nhà mồ đặc trưng trong lễ pơthi truyền thống... Vẫn là đề tài văn hóa truyền thống, song bức “Về cõi A tâu” với gam màu nâu đất chủ đạo đã chuyển tải được không gian huyền ảo, đời sống tín ngưỡng phong phú và thẳm sâu của bà con trong các buôn làng Tây Nguyên. Ngoài ra, các tác phẩm “Vào hội”, “Ngày dài”, “Giao cảm”… cũng là những bức khắc gỗ mà tác giả tâm đắc.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai, họa sĩ Văn Tiếng cho biết: “Tôi mong muốn đưa mảng tranh khắc gỗ đến gần hơn với công chúng yêu nghệ thuật. Mỗi ngày, tôi vẫn cố gắng học hỏi các thế hệ đi trước, những họa sĩ giỏi, cố gắng tìm tòi, sáng tạo những tác phẩm mới cũng như hoàn thiện kỹ năng để theo đuổi dài lâu với niềm đam mê của mình”.
Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.