Tranh dân gian Kim Hoàng trở lại không gian phố đi bộ Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chương trình “Cùng bé sáng tạo khám phá tranh dân gian Kim Hoàng” diễn ra từ ngày 15-17/6 tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Chương trình “Cùng bé sáng tạo khám phá tranh dân gian Kim Hoàng” sẽ diễn ra từ ngày 15-17/6 tại Hà Nội. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Chương trình “Cùng bé sáng tạo khám phá tranh dân gian Kim Hoàng” sẽ diễn ra từ ngày 15-17/6 tại Hà Nội. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Tại đây công chúng sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động như: in tranh, vẽ tranh, vẽ mặt nạ truyền thống… cùng nghệ nhân làng nghề tranh dân gian Kim Hoàng và sinh viên, giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Bên cạnh đó, các bản khắc, bản ảnh, tác phẩm tranh dân gian Kim Hoàng đã được phục dựng theo mẫu cổ… cũng sẽ được giới thiệu trong khuôn khổ chương trình.
Tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức,Hà Nội) hình thành vào nửa sau thế kỷ 18, phát triển mạnh trong thế kỷ 19. Đây là một trong những dòng tranh dân gian tiêu biểu của Bắc Bộ.
Lối chữ thảo trên góc trái tạo nên điểm khác biệt cho dòng tranh này. Cả thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh.
Tranh Kim Hoàng in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều, hoặc giấy vàng tàu nên còn được gọi là tranh Đỏ. Ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, mỗi bức tranh có một diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc.
Sau một thời gian dài bị mai một, từ khoảng năm 2015, dòng tranh dân gian Kim Hoàng bắt đầu được khôi phục lại.
An Ngọc (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...