129 tác phẩm giành Giải báo chí Quốc gia 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 14-6, Hội Nhà báo Việt Nam đã họp báo công bố Giải thưởng Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 11 năm 2017.

 

Phát biểu tại buổi họp báo công bố Giải thưởng Giải báo chí Quốc gia, ông Hồ Quang Lợi-Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Giải Báo chí Quốc gia cho biết, Giải báo chí Quốc gia lần thứ 11 có sự tham gia của 1.637 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả đến từ các liên chi hội trên toàn quốc.
 

Lễ trao giải Giải báo chí Quốc gia lần thứ 10, năm 2016
Lễ trao giải Giải báo chí Quốc gia lần thứ 10, năm 2016


Hội đồng chung khảo đã quyết định chọn 129 tác phẩm vào vòng chung khảo. Trong số đó có 7 Giải A; 24 Giải B; 39 Giải C và 25 Giải khuyến khích.

Theo ông Hồ Quang Lợi, các tác phẩm dự giải năm nay đều bám sát các sự kiện nổi bật của năm 2016, bám sát nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền sâu đậm về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị của đất nước; Gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; xoá đói giảm nghèo; gương người tốt việc tốt; đấu tranh chống các thế lực thù địch, tham nhũng, tiêu cực...

“Điểm nổi bật của mùa giải năm nay là các tác phẩm có chất lượng khá đồng đều, không có sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Đặc biệt, trong nhóm thể loại phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (báo in) và tin, phóng sự, ký sự (báo hình) đã xuất hiện nhiều tác phẩm từ các cơ quan báo chí địa phương được Hội đồng Giải báo chí Quốc gia đánh giá tốt. Số tác phẩm đạt Giải của các cơ quan báo chí địa phương là 48 tác phẩm (chiếm tỷ lệ hơn 50%)”-ông Hồ Quang Lợi cho hay.

Chia sẻ về chất lượng các tác phẩm tham gia Giải báo chí Quốc gia, Tiến sĩ Trần Bá Dung-Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, thành viên Hội đồng Chung khảo Giải báo chí Quốc gia cho biết: “Tại vòng chung khảo, mỗi tác phẩm sẽ được 38 thành viên giám khảo trong Hội chung khảo chấm. Mỗi người có một cảm nhận khác nhau. Riêng bản thân cá nhân tôi, tác phẩm gây cho tôi bất ngờ lớn nhất đó là “Chuyện như đùa ở Hải Dương”.

"Tác phẩm có cách viết tưởng như đơn giản, nhưng tôi nghĩ đây là cách phát hiện, góc nhìn nếu nói độc, lạ cũng không hẳn nhưng tác phẩm đã để lại trong tôi ấn tượng đặc biệt. Bởi, lâu nay các cơ quan tổ chức cán bộ hầu như chưa được ai phanh phui một cách bài bản, chi tiết và đi đến cùng vấn đề như vậy. Sau đó khởi xướng cho các báo khác viết một loạt về công tác bổ nhiệm, cân nhắc, luân chuyển cán bộ…”- ông Bá Dung cho biết.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...