"Xếp bút nghiên" - Tập thơ thời hoa lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ấp ủ đã lâu nhưng phải mãi tới gần đây, người cựu chiến binh, nhà báo, TS. Trần Anh Phương mới viết và tập hợp những bài thơ, những tự sự có vần của một thế hệ sinh viên hừng hực khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” lại thành một cuốn sách.
 

 

Đó là tập thơ với tên gọi “Xếp bút nghiên” - Thơ thời hoa lửa (1972-1975) mới được Nhà xuất bản Văn học in và nộp lưu chiểu tháng 7-2015. Chỉ vỏn vẹn 30 bài thơ, 30 tâm trạng và nỗi lòng của một cựu sinh viên - lính trận đã từng “Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” nhưng tập thơ đã phần nào vẽ ra một bức tranh khá chân thực và sinh động, đưa người đọc dễ hình dung lại một thời kỳ đầy hào sảng của dân tộc ta.

Đọc những vần thơ, người đọc ấn tượng mãi với những hình ảnh “Xếp bút nghiên lên đường cầm súng/Học người xưa đi cứu non sông…/Từ nay gian khó chinh nhân/Tuổi xanh nguyện ước trong lòng ghi sâu/…Ra đi vì nước diệt thù/Hẹn ngày chiến thắng trở về trường xưa”… Hay “Tôi viết bài thơ trên đường ra trận/Giữa buổi hành quân đường Trường Sơn nắng rát…/Trường Sơn ơi, mây núi cheo leo/Ta đã đi qua những dốc, những đèo/Ôi kỳ diệu thay những bàn chân chiến sĩ/Vạn lý trường chinh vững bước trên đường”…

Những vần thơ viết lên từ những cảm xúc rất thật, như chính tâm sự của tác giả Trần Anh Phương rằng “trong mỗi lần gặp mặt giao lưu với đồng đội cũ… những người cựu lính trận chúng tôi lại cùng nhau ca hát những bài ca cách mạng truyền thống của các chiến sĩ quân giải phóng miền Nam năm xưa, đặc biệt cùng nhau nhớ lại thời hoa lửa của những năm tháng chiến đấu trước đây, từ đó cùng nhau động viên, nhắc nhở nhau dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta mãi là đồng đội, gắn bó với nhau, quyết tâm giữ vững phẩm chất người lính cụ Hồ trong bất cứ cương vị nào ở xã hội, cơ quan và gia đình…”.

Tác giả mong muốn đem những vần thơ này kính tặng tới tất cả đồng đội E271 anh hùng và những người thân yêu khác (cả những người đã khuất và những người đang sống) với mong muốn thể hiện một tình cảm trân trọng nhất, nhớ mãi một thời hoa lửa.

Ngoài 30 bài thơ, phần phụ lục của tập thơ là các bài báo liên quan và tư liệu ảnh được sắp xếp theo thứ tự thời gian diễn ra sự kiện nhằm cung cấp thêm thông tin để bạn đọc và đồng đội hiểu rõ hơn về tác giả cũng như các hoạt động của cựu chiến binh E271 anh hùng trong nhiều năm qua.

Theo đcsvn

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…