Pleiku: Cơm lam của người Jrai "hút" khách dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong những ngày Tết cổ truyền vừa qua, nhiều phụ nữ Jrai ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) làm món cơm lam dẻo thơm đem bán tại các khu du lịch trên địa bàn. Được thưởng thức món ăn truyền thống này vào ngày Tết quả là một điều thú vị với nhiều du khách.
Bắt đầu từ sáng mùng 2 Tết, chị Ksor Hyen (làng Phung, xã Biển Hồ) mang chiếc gùi đựng cơm lam ra bán tại cổng Khu du lịch Biển Hồ. Chị chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, trong những ngày Tết cổ truyền, tôi thường làm món cơm lam ra chào bán tại đây. Hòa vào không khí vui xuân cùng mọi người và giới thiệu cho họ món ăn truyền thống của dân tộc mình, tôi thấy rất vui”.
Theo chị Hyen, muốn cơm lam ngon thì ngoài việc chọn ống lồ ô non còn phải chọn gạo nếp dẻo thơm. Sau khi ngâm gạo, vo sạch và cho gạo vào ống lồ ô (mỗi ống dài khoảng 50-60 cm, một mắt ống cắt đi, một mắt còn lại để nguyên) thì dùng lá dứa thơm nút ống lại. Khoảng 30 phút sau mang ống cơm lam ra đốt trên bếp lửa than củi. Lúc đốt cơm lam phải điều chỉnh ngọn lửa cho đều và xoay lật ống lồ ô luôn tay để không bị cháy, hạt gạo chín đều, dẻo, thơm ngon.
Phụ nữ Jrai gùi cơm lam phục vụ khách du xuân tại Khu du lịch Biển Hồ. Ảnh: Trần Dung
Phụ nữ Jrai gùi cơm lam phục vụ khách du xuân tại Khu du lịch Biển Hồ. Ảnh: Trần Dung
Chị H’Loan (làng Phung, xã Biển Hồ) vừa nhanh tay xếp gọn những ống cơm lam, vừa vui vẻ cho biết: “Để có được những ống cơm lam dẻo thơm phục vụ du khách trong những ngày Tết, từ ngày 28 tháng Chạp, tôi cùng chồng vào rừng chặt những cây lồ ô tươi, non, có lớp màng mỏng bên trong. Những ngày Tết, tôi thường dậy từ 3 giờ sáng để đốt than hồng nướng cơm lam”.
Cũng theo chị H’Loan, làng Phung hiện có khoảng 7 người phụ nữ làm món cơm lam để bán cho khách du xuân. Cơm lam là món ăn mang những nét đặc trưng riêng của người Jrai nên du khách rất muốn tìm hiểu và thưởng thức.
Du khách thích thu mua cơm lam thưởng thức. Ảnh Trần Dung
Du khách thích thú mua cơm lam thưởng thức. Ảnh: Trần Dung
Mỗi ống cơm lam được các chị bán với giá từ 20 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng. Dù các chị không rao bán hay chào hàng rộn rã nhưng vẫn thu hút du khách. Chị Nguyễn Thị Tâm (xã Ia Glai, huyện Chư Sê) cho biết: “Gia đình tôi lên TP. Pleiku du xuân vào mùng 5 Tết. Sau khi tham quan, chụp ảnh, tôi chọn món cơm lam để cả nhà cùng thưởng thức. Món cơm lam khá lạ miệng nên các thành viên trong gia đình rất thích thú. Được trải nghiệm món ăn truyền thống này trong những ngày Tết cũng là điều rất mới mẻ với các con tôi”.
Còn bà Ksor Miên (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) thì cho hay: “Cơm lam là món ăn truyền thống của người Jrai nhưng lâu nay nhà mình không có điều kiện làm. Giờ bắt gặp những ống cơm lam quen thuộc ở đây khiến mình rất muốn thưởng thức. Thật vui khi món ăn của dân tộc mình xuất hiện trong không khí của ngày xuân như thế này”.
Già làng Hnhưm (làng Phung) tự hào kể: “Cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng của cộng đồng người Jrai. Cơm lam được coi như thành quả sau một năm lao động vất vả, là món ăn đặc biệt của người Jrai mỗi dịp Tết đến, xuân về với mong ước sang năm mới mùa màng bội thu, gia đình đầm ấm, hạnh phúc”.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.