Đến Pleiku đừng quên ăn phở khô... ngon quên đường về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở Pleiku (Gia Lai) có nhiều quán phở Khô, đây là món ăn được xem đặc sản của Phố núi.

Đặt chân đến Gia Lai, dù hỏi anh lái taxi hay người bán hàng ven đường cũng như nhiều người dân phố Núi về đặc sản nổi tiếng ở đây, không ai là không biết món phở Khô trứ danh. Phở Khô không chỉ được bán ở Gia Lai mà nay đã có mặt ở TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh khác.

Tuy nhiên, ăn ở Pleiku giữa cái khí trời se lạnh buổi sáng sẽ có cái thú riêng và đậm đà hương vị bản địa. Quán phở Khô ngon nhất Gia Lai nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Bạn nên chú ý đến quán vào buổi sáng và ban ngày, còn chiều tối quán không mở bán.

Có mặt tại quán, dù mới hơn 7 giờ sáng nhưng đã có hàng chục thực khách xì xụp thưởng thức tô phở khô kèm nước lèo và nước chấm đặc biệt riêng có.

 

Phở khô còn có tên khác là phở
Phở khô còn có tên khác là phở "hai tô".


Chị Nga (người Gia Lai, sống ở TP.  Hồ Chí Minh) cho biết: "Mỗi lần về quê, chị đều đi ăn phở khô vì không ở đâu có vị nước lèo và nước chấm giống như ở quê. Chị ăn từ khi còn học cấp 1, đi học Đại học rồi ở lại TP. Hồ Chí Minh vẫn không quên được món này".

Quán phở khô trứ danh đông khách từ sáng sớm đến chiều muộn. Thực khách cũng đủ kiểu từ người lớn đến trẻ nhỏ, người bản địa cũng có mà khách du lịch cũng không hiếm. Có người đến ăn đơn giản vì tò mò và đi du lịch mà không thưởng thức đặc sản này cảm thấy thiếu sót.

Phở khô còn có tên khác là phở "hai tô". Bởi mỗi khi ăn sẽ có 2 tô gồm một tô nước lèo hầm từ thịt bò hoặc thịt gà và một tô phở khô đặt bên cạnh. Mỗi khi thưởng thức, khách sẽ dùng đũa lấy một ít phở khô rồi chấm vào bát tương đen sau đó nhấp thêm ngụm nước lèo ngọt, thơm. Trên bàn có đĩa rau húng quế sạch và cốc sữa đậu nành ấm áp cho bữa sáng tuyệt ngon.

 

Mỗi suất ăn như thế này có giá 35.000 đồng.
Mỗi suất ăn như thế này có giá 35.000 đồng.


Nhiều người nhận thấy, thứ làm nên độ ngon của phở khô chính là tương đen. Công thức pha chế là bí quyết riêng của mỗi quán. Khi bạn cho tương vào miệng không hề cảm thấy cay xé lưỡi mà trái lại ngọt dịu, hơi mặn và thơm của lạc lên men.
 

Tương đen thơm, ngọt dịu và hơi mặn làm cho bát phở thêm ngon.
Tương đen thơm, ngọt dịu và hơi mặn làm cho bát phở thêm ngon.


Phở khô không có sợi dẹt như các loại phở khác. Phở Khô ở đây có sợi gần giống miến nhỏ hay hủ tiếu. Người bán sẽ cuộn tròn phở khô rồi đặt vào muôi, thả vào trong nước dùng để chần qua. Sau khi chần mấy giây, sợi phở khô vẫn nguyên hình dạng ban đầu, không hề bị nhũn hay nát.

 

Phở khô sau khi chần vẫn nguyên dạng ban đầu.
Phở khô sau khi chần vẫn nguyên dạng ban đầu.



Cũng tùy vào từng quán có cách phục vụ món phở Khô khác nhau. Có quán rải trên bề mặt phở khô chút hành phi vàng cánh gián, chút ba chỉ heo đã bằm nhỏ.

Ngoài những tô nước lèo làm từ thịt bò hầm, còn có nước lèo làm từ thịt gà. Tuy nhiên, nhiều chủ quán cho rằng, việc hầm gà phải có kỹ thuật để nước dùng phải trong, thịt mềm không bị nát... nếu đạt được điều đó thì đôi khi không cần nêm nếm gia vị.

Mặt khác, chúng tôi quan sát cách ăn phở khô không hề có sự vội vàng. Trái lại, mỗi người vừa ăn từng sợi phở rồi nhúng vào bát tương, ăn kèm ngụm nước lèo và thả vào miệng vài ba lá húng quế. Nhiều người không quen lại cho tương vào bát rồi trộn đều nhưng đó không phải là cách ăn của người ở đây.

Hàng chục năm nay, phở khô vẫn có sức sống lâu bền trong lòng người Gia Lai và khách du lịch bởi sự độc đáo từ cách chế biến đến cách trình bày khi ăn. Đừng quên thưởng thức món phở khô này khi đến Pleiku. Mức giá khoảng 35.000 đồng/suất hoàn toàn phù hợp với túi tiền của nhiều người.

Theo emdep.vn

Có thể bạn quan tâm

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Nhân chuyến thăm, tặng quà cho hộ nghèo của làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang) vào ngày 22-3, đoàn công tác của Báo Gia Lai đã có dịp khám phá vẻ đẹp nên thơ mà hùng vỹ của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-nơi có đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà của Gia Lai”.