Gia Lai phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 1055/KH-UBND về triển khai thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25-2-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. 
Khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Ảnh: Nguyễn Tú
Khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Ảnh: Nguyễn Tú

Mục tiêu của kế hoạch là thúc đẩy hợp tác và kết nối hạ tầng biên giới giữa Gia Lai với các tỉnh biên giới Campuchia nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế 2 bên; thu hút đầu tư, khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại biên giới; tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, văn hóa-xã hội giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Ratanakiri, góp phần nâng cao đời sống cư dân, đảm bảo quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới.

Kế hoạch tập trung vào một số nội dung chính như: phối hợp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng thương mại biên giới; rà soát, tích hợp các quy hoạch liên quan đến hạ tầng thương mại biên giới vào quy hoạch tỉnh; thu hút, huy động nguồn lực phát triển hạ tầng thương mại biên giới; kết nối hạ tầng thương mại biên giới với Campuchia; xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển hạ tầng thương mại biên giới…
VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

(GLO)- Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác.
Giá cacao giảm 25%

Giá cacao giảm 25%

(GLO)- Giá ca cao đã giảm 25% so với mức đỉnh điểm 11.722 USD/tấn tại New York (Mỹ) và 9.285 bảng Anh/ tấn tại London (Anh) hôm 19-4 do những lo ngại về nguồn cung xuất phát từ tình hình thời tiết xấu tại 2 quốc gia sản xuất cacao hàng đầu thế giới là Ghana và Côte d'Ivoire.