Gia Lai: Kiện toàn tổ Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành Công thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Công thương tỉnh Gia Lai vừa có Công văn hỏa tốc số 1140 /SCT-VP về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng-chống dịch Covid-19.

Theo đó, Sở Công thương đề nghị UBND, Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố; cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành Công thương; thành viên Tổ công tác Covid-19 tập trung chỉ đạo với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt, hiệu quả việc thực hiện phát triển kinh tế-xã hội và phòng-chống dịch Covid-19 với các nội dung trọng tâm sau:

Người dân thực hiện sát khuẩn ở Siêu thị Co.op Mart Pleiku. Ảnh: Đức Thụy
Người dân thực hiện sát khuẩn ở Siêu thị Co.op Mart Pleiku. Ảnh: Đức Thụy


Quán triệt, thực hiện văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch của tỉnh và Sở Công thương đã ban hành để tiếp tục tổ chức thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch trong toàn ngành. Quán triệt quan điểm “Chống dịch như chống giặc”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn trong thực hiện biện pháp phòng-chống dịch.

Tiếp tục chỉ đạo thành lập, kiện toàn tổ Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành Công thương, nhất là doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp, dự án điện gió, siêu thị, chợ. Trong đó, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp; thực hiện nghiêm phương châm 5K + vắc xin và ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng-chống dịch. Tăng cường quản lý chặt chẽ người lao động, quản lý chuyên gia trong và ngoài nước, lao động ở địa phương khác đến làm việc tại doanh nghiệp.

Tập trung chỉ đạo cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành Công thương nắm tình hình và tổ chức sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ nông sản, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, không bị động, lệ thuộc hoặc đứt gãy các khâu trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến hoạt động khi có dịch xẩy ra theo hướng liên kết chặt chẽ trong các khâu. Có kế hoạch duy trì dịch vụ thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân trong tình huống xảy ra dịch bệnh lan rộng và kéo dài trên địa bàn tỉnh; không để ách tắc, đình trệ hoạt động sản xuất, giao thương, lưu thông hàng hóa, vận tải hàng hóa đi/đến vùng có dịch.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành Công thương đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là không làm đứt gãy chuổi sản xuất, kinh doanh và hoạt động liên quan đến sinh kế của người dân trong tỉnh. Phối hợp với chính quyền xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ công nhân viên chấp hành phòng- chống dịch tại nơi sản xuất, kinh doanh, cư trú. Nếu có người lao động di chuyển từ địa phương có dịch về, yêu cầu khai báo, cách ly y tế. Người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức thực hiện biện pháp phòng-chống dịch, báo cáo kết quả và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra dịch bệnh do lơ là, tắc trách. Các thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, kinh doanh hàng hóa thiết yếu, doanh nghiệp phân phối lớn chủ động xây dựng, rà soát cập nhật phương án, kế hoạch dự trữ, lưu thông cung ứng hàng hóa và kế hoạch thu mua, tiêu thụ hàng hóa nông sản cho người dân.

Để thực hiện tốt biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 ngành Công thương, yêu cầu thành viên Tổ công tác Covid-19 Sở đề cao kỷ luật, kỷ cương và phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tham mưu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong phòng-chống dịch và giải quyết công việc...

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.