21 doanh nghiệp Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu nông sản sang Vân Nam – Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT cho biết, Việt Nam đang vào mùa vụ thu hoạch nhiều loại trái cây, nông sản, thực phẩm... nên trong thời gian sắp tới, sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện xúc tiến thương mại lớn để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do nhu cầu tiêu dùng tại nước này đang cần số lượng rất lớn sau dịch bệnh.

 

Chiều 24-5, Văn phòng Bộ Công thương thông tin, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc) phối hợp với Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc - Chi nhánh tỉnh Vân Nam (CCPIT Vân Nam) sẽ tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến về nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc, diễn ra vào ngày 26 và 27-5 tới đây.

Tại hội nghị này, 21 doanh nghiệp của Việt Nam đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản (rau, củ, quả tươi, sấy khô, các loại hạt, gia vị...); thủy sản (khô, đông lạnh và đóng hộp); thực phẩm chế biến; đồ uống (cà phê, sữa, nước ép trái cây...)… sẽ giới thiệu, chào bán các sản phẩm cho các nhà nhập khẩu của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.


 

Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam sang Trung Quốc là rất lớn. Trong ảnh, kho bãi tập kết xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn. Ảnh: Bộ NN-PTNT cung cấp
Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam sang Trung Quốc là rất lớn. Trong ảnh, kho bãi tập kết xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn. Ảnh: Bộ NN-PTNT cung cấp


Theo ông Đỗ Quốc Hương, Phụ trách Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh (Vân Nam – Trung Quốc), trên địa bàn tỉnh Vân Nam, hiện mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đã cơ bản được khôi phục nhưng sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn. Dự báo của Sở Thương mại Vân Nam, thời gian từ nay đến hết tháng 6-2020, tỉnh này cần số lượng lớn (khoảng 25- 35%) các loại hàng hóa nông sản thiết yếu (rau quả, lương thực, thực phẩm...).

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh dự báo, nhu cầu về lương thực, thực phẩm tại TP Côn Minh nói riêng và tỉnh Vân Nam nói chung trong thời gian tới sẽ ngày càng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần thúc đẩy giao thương để nắm bắt cơ hội kinh doanh các sản phẩm với tỉnh này.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) cho biết, đối với thị trường Trung Quốc, Cục Xúc tiến thương mại đã có kế hoạch thực hiện khoảng 8 đến 10 sự kiện kết nối giao thương, sử dụng phương thức “triển lãm đám mây” và “không tiếp xúc trực tiếp” trong năm 2020.


 

Để tháo gỡ khó khăn cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng đã có mặt tại cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn để trực tiếp bàn các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng hóa bị ùn ứ. Ảnh: Bộ NN-PTNT cung cấp
Để tháo gỡ khó khăn cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng đã có mặt tại cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn để trực tiếp bàn các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng hóa bị ùn ứ. Ảnh: Bộ NN-PTNT cung cấp



Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) 2020 là sự kiện giao thương trực tuyến thứ 3 với thị trường Trung Quốc do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện trong 2 tháng qua.

Ngay sau sự kiện với Vân Nam, sẽ tiếp tục tổ chức hàng loạt sự kiện giao thương trực tuyến khác với Quảng Tây, Sơn Đông, Thanh Hải, Trùng Khánh, Chiết Giang… của Trung Quốc.

 


Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT cũng vừa thông tin, vào ngày 6-6 tới, sẽ diễn ra hội nghị quốc tế quy mô lớn về xúc tiến tiêu thụ đặc sản vải thiều giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua hình thức trực tuyến.

Tại Việt Nam có hàng chục điểm cầu đặt ở Bắc Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, TP Đà Nẵng, TPHCM. Còn tại Trung Quốc, các điểm cầu đặt ở tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.


Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

(GLO)- Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác.
Giá cacao giảm 25%

Giá cacao giảm 25%

(GLO)- Giá ca cao đã giảm 25% so với mức đỉnh điểm 11.722 USD/tấn tại New York (Mỹ) và 9.285 bảng Anh/ tấn tại London (Anh) hôm 19-4 do những lo ngại về nguồn cung xuất phát từ tình hình thời tiết xấu tại 2 quốc gia sản xuất cacao hàng đầu thế giới là Ghana và Côte d'Ivoire.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.