Điều tra bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Công thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt, có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia, dù mặt hàng này đang bị áp thuế tự vệ đến tháng 3-2020 mới hết hiệu lực.
 
Bột ngọt sản xuất trong nước tiếp tục được bảo hộ nếu Bộ Công thương ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonesia - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Sau gần một tháng tiếp nhận, ngày 7-11, Bộ Công thương chính thức ban hành quyết định điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia, theo yêu cầu của nguyên đơn là hai doanh nghiệp sản xuất bột ngọt trong nước gồm Công ty CP hữu hạn Vedan VN và Công ty Ajinomoto VN.
Nguyên đơn cáo buộc bột ngọt nhập khẩu từ hai quốc gia trên đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất bột ngọt trong nước.
Đáng chú ý, mặt hàng bột ngọt nhập khẩu hiện đang trong quá trình áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại kể từ tháng 3-2016 theo yêu cầu khởi kiện từ Công ty Cổ phần Vedan VN vào tháng 9-2015.
Cụ thể, thuế tự vệ tính vào mức thuế nhập khẩu, được áp mức bổ sung quy đổi thành 4,33 triệu đồng/tấn và giảm dần chỉ còn 3,2 triệu đồng/tấn vào năm 2020.
Đến ngày 25-3-2020, thuế bột ngọt nhập khẩu sẽ về mức 0 đồng nếu nguyên đơn không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ nữa.
Như vậy, nếu việc điều tra của Bộ Công thương đi đến kết luận bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonesia có bán phán giá như cáo buộc, sản phẩm bột ngọt nhập khẩu sẽ tiếp tục bị áp thuế tại thị trường Việt Nam dưới hình thức thuế phòng vệ thương mại khác trong thời gian tới.
Không chỉ khuyến nghị các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công thương để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật, bộ này còn lưu ý khả năng có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Trần Vũ Nghi (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

(GLO)- Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác.
Giá cacao giảm 25%

Giá cacao giảm 25%

(GLO)- Giá ca cao đã giảm 25% so với mức đỉnh điểm 11.722 USD/tấn tại New York (Mỹ) và 9.285 bảng Anh/ tấn tại London (Anh) hôm 19-4 do những lo ngại về nguồn cung xuất phát từ tình hình thời tiết xấu tại 2 quốc gia sản xuất cacao hàng đầu thế giới là Ghana và Côte d'Ivoire.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.