Heo chết hàng loạt sau tiêm vaccine, Navetco phải nghiêm túc làm rõ trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Liên quan thông tin heo tiêm vaccine phòng dịch tả heo châu Phi bị chết hàng loạt tại các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định, chiều tối 28-8, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã có thông tin cụ thể về vấn đề này.  

 

 Heo có dấu hiệu bỏ ăn, sốt... bệnh và chết sau khi tiêm vaccine NAVET-ASFVAC
Heo có dấu hiệu bỏ ăn, sốt... bệnh và chết sau khi tiêm vaccine NAVET-ASFVAC


Trong tài liệu gửi Báo SGGP, đại diện Cục Thú y cho biết, ngay sau khi có thông tin phản ánh về hiện tượng heo tiêm vaccine của Công ty Navetco sản xuất bị chết, từ ngày 23-8 đến nay, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y thành lập nhiều đoàn công tác cùng cơ quan chức năng của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Công ty Navetco đi kiểm tra tình hình thực tế, xác định nguyên nhân, hướng dẫn các địa phương thống kê chính xác số heo có phản ứng, chết; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình sử dụng và giám sát sau tiêm phòng vaccine.

Về tình hình sản xuất, cung ứng và sử dụng vaccine tại tỉnh Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi, Cục Thú y cho biết, sau khi được Bộ NN-PTNT đồng ý để Cục Thú y cấp phép lưu hành, chỉ đạo Công ty Navetco cung ứng, phối hợp với các địa phương sử dụng có giám sát của các cơ quan thú y đối với 600.000 liều vaccine “DTLCP NAVET-ÀVAC”, Công ty Navetco đã sản xuất, gửi mẫu của 3 lô vaccine đến Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I để kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng. Kết quả đều đạt yêu cầu chất lượng về vô trùng, an toàn và hiệu lực (bằng phương pháp công cường độc) theo đúng quy định.

Theo báo cáo của Navetco và các chi cục chăn nuôi và thu y tại 20 tỉnh, thành phố, từ đầu tháng 7-2022 đến ngày 26-8, Công ty Navetco đã cung ứng tổng cộng 22.844 liều vaccine gồm:

Một là 4.494 liều để các địa phương sử dụng theo đúng chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y. Đến nay các đàn heo đều phát triển tốt, chỉ có 27 con có phản ứng, chết sau tiêm, chiếm 0,6%. Đây là tỷ lệ bình thường, tương tự như các loại vaccine thú y khác.

Hai là 17.750 liều do Công ty Navetco cung ứng cho các địa phương khác để tiêm cho các đàn heo nhưng không có giám sát của cơ quan thú y, không đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y. Tuy nhiên, đến nay, nhìn chung các đàn heo được tiêm đều phát triển bình thường, chưa thấy có báo cáo phát sinh.

“Ngoại trừ sự cố xảy ra tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi, dẫn đến 743 con heo bị chết sau tiêm phòng tại 3 tỉnh Bình Định (282 con), Phú Yên (431 con) và Quảng Ngãi (30 con). Số heo chết chiếm 4,2% trong tổng số heo đã tiêm” - báo cáo nêu. Còn lại 1.100 liều chưa sử dụng.

Ông Nguyễn Văn Long, quyền Cục trưởng Cục Thú y thông tin với PV Báo SGGP, ngày 25-8, Cục Thú y đã có công văn số 1350/TY-QLT gửi các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi cùng tất cả các tỉnh, thành phố khác có sử dụng vaccine của Navetco và Công ty Navetco. Theo đó, đề nghị nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác tổ chức giám sát sử dụng vaccine.

Cục Thú y và Bộ NN-PTNT yêu cầu kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với Công ty Navetco, các cơ quan liên quan của địa phương về việc không tuân thủ nghiêm chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y, dẫn đến mở rộng đối tượng tiêm vaccine nhưng không có hướng dẫn sử dụng, không có giám sát của cơ quan thú y, để xảy ra tình trạng sử dụng vaccine DTLCP NAVET-ASFVAC tiêm cho các đối tượng heo không được chỉ định, gây ra hậu quả làm chết heo.

Đối với Công ty Navetco, Bộ NN-PTNT yêu cầu báo cáo đầy đủ, chính xác về tình hình cung ứng, sử dụng và giám sát sau tiêm phòng vaccine, đồng thời tập trung cùng với các địa phương hoàn thành việc hỗ trợ kinh phí, xử lý các trường hợp có heo chết trước ngày 31-8-2022; bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tại Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi để tổ chức khắc phục sự cố.

Cục Thú y cũng đề nghị Navetco và các địa phương khẩn trương rà soát, xác định nguyên nhân, sự bất thường trong quá trình triển khai sử dụng vaccine (bảo quản, vận chuyển, cung ứng, tổ chức tiêm vắc xin tại thực địa) và “tạm dừng việc triển khai sử dụng vaccine DTLCP NAVET-ASFVAC để tập trung nguồn lực xử lý các vấn đề phát sinh”.

Các địa phương cần chỉ đạo, hướng dẫn người dân không bán chạy, giết mổ, tiêu thụ heo bệnh, heo chết; không vứt xác lợn chết ra môi trường và tiếp tục giám sát, lấy mẫu các trường hợp heo có phản ứng, chết sau tiêm vaccine để xác định thêm nguyên nhân.

Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.