Triển khai Đề án phát triển bền vững mắc ca ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 22-7, tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ở khu vực Tây Nguyên.

Các ông: Trần Quang Bảo-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam; Nguyễn Văn Châu-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng; Nguyễn Lân Hùng-Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Mắc ca Việt Nam chủ trì hội nghị. 
Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai và một số các doanh nghiệp, hộ nông dân của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Báo Lâm Đồng
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Báo Lâm Đồng
Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam Trần Quang Bảo cho biết, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng về đất đai và khí hậu thích hợp với phát triển cây mắc ca. Thời gian qua, hoạt động trồng, chế biến, xuất khẩu sản phẩm mắc ca có nhiều kết quả đáng mừng. Đến nay, cả nước có 28 tỉnh trồng mắc ca, với tổng diện tích gần 19.000 ha, được trồng chủ yếu ở 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; diện tích cho thu hoạch khoảng 7.000 ha với sản lượng năm 2021 ước đạt gần 9 ngàn tấn hạt.
Đã có nhiều mô hình trồng mắc ca cho thu nhập khá và ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2016-2020, tổng kim ngạch xuất khẩu mắc ca của Việt Nam đạt gần 60 triệu USD với sản lượng trên 3.000 tấn nhân và 390 tấn nguyên vỏ.
Tuy vậy, do tình trạng phát triển trồng mắc ca tự phát ở một số nơi, trồng theo phong trào và không đúng quy trình kỹ thuật, trồng ở nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không phù hợp, sử dụng những giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trồng giống cây thực sinh, nên có những diện tích cây sinh trưởng kém, sản lượng quả thấp hoặc không có quả. Mặt khác, công tác chế biến mắc ca còn đơn giản, sản phẩm chưa tinh và chất lượng chưa cao; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, thiếu sự đồng bộ về cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút sự tham gia của người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển mắc ca hiệu quả và bền vững.
Hội nghị lần này tổ chức nhằm khái quát chung về mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai các nội dung kế hoạch thực hiện Quyết định số 344/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các nhiệm vụ và trách nhiệm của từng đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cần triển khai; trách nhiệm của các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp của các tỉnh trong vùng trồng cây mắc ca; sự phối hợp, vai trò cầu nối của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và hội viên để tổ chức sản xuất mắc ca trong thời gian tới.
Tại hội nghị, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất mắc ca đã dành thời gian thảo luận, tham luận cũng như đề xuất các ý kiến, các giải pháp để thực hiện tốt mục tiêu, định hướng của Đề án, góp phần thúc đẩy sản xuất, chế biến mắc ca.
Tại Gia Lai, năm 2011, được Nhà nước hỗ trợ cây giống và hướng dẫn kỹ thuật, nhiều nông dân trong tỉnh đã tham gia mô hình trồng cây mắc ca xen trong vườn cà phê. Đến nay, 11/17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai đã trồng khoảng 1.500 ha mắc ca, trong đó diện tích trồng thuần khoảng 250 ha, trồng xen trên 1.200 ha. Riêng huyện Kbang đã trồng trên 1.000 ha mắc ca, trong đó gần 200 ha trồng mới.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai, Sở đang phối hợp với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch phát triển bền vững cây mắc ca tại tỉnh. Dự kiến giai đoạn 2021-2030, Gia Lai trồng thêm 2.815 ha, phấn đấu tổng diện tích trồng thêm từ năm 2021 đến năm 2045 hơn 5.537 ha ở các huyện trong tỉnh. 
TUỆ NGUYÊN (tổng hợp)
QR
 

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.