Đức Cơ đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến cuối năm 2021, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) có 17 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó có 14 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh.

Năm 2021, toàn tỉnh có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh thì cả 3 sản phẩm đều của huyện Đức Cơ, gồm: cà phê bột Phoenix HD-BA, cà phê hạt Phoenix HD-BA của Hợp tác xã (HTX) Xây dựng-thương mại và dịch vụ Phượng Hoàng (thị trấn Chư Ty) và cà phê bột Nguyễn Hân Coffee Farm của hộ ông Nguyễn Văn Hân (xã Ia Lang). Ông Nguyễn Tuấn Duy-Giám đốc HTX Phượng Hoàng-cho hay: “Để đạt tiêu chuẩn này, chúng tôi đã áp dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất và đảm bảo các yếu tố về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hợp tác xã vừa được Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ dây chuyền sản xuất cà phê ướt chất lượng cao và hệ thống rang xay tự động”.

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (thứ 2 từ phải sang) cùng lãnh đạo huyện tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm cà phê bột Nguyễn Hân Coffee Farm đạt sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Đinh Yến
Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (thứ 2 từ phải sang) cùng lãnh đạo huyện tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm cà phê bột Nguyễn Hân Coffee Farm đạt sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Đinh Yến


Hợp tác xã Phượng Hoàng đang liên kết với 615 hộ dân canh tác 3.673 ha cà phê, trong đó có 410 ha sản xuất theo quy trình 4C, 120 ha theo quy trình VietGAP, 10 ha sản xuất hữu cơ. “Mục tiêu của HTX trong thời gian tới là xuất khẩu sản phẩm sang thị trường một số nước khu vực Đông Nam Á, sau nữa là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc”-ông Duy cho hay.

Để đạt chứng nhận OCOP 4 sao cho sản phẩm cà phê bột Nguyễn Hân Coffee Farm, ông Hân đã áp dụng nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, từ lựa quả chín, rửa sạch, phơi trên giàn... đến chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài 6 ha cà phê của gia đình, ông Hân dự định kết nối với các hộ trồng cà phê trong vùng để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, khẳng định thương hiệu. “Cùng với cà phê bột, chúng tôi còn chế biến cà phê hạt chất lượng cao để phục vụ các doanh nghiệp rang xay; cà phê pha máy cho chuỗi nhà hàng. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm để đạt chứng nhận OCOP”-ông Hân nói.

 


Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: “Để tạo ra sản phẩm OCOP chất lượng, huyện Đức Cơ cần cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Việc xác định lại cây trồng, vật nuôi chủ lực và đặc sản của huyện là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, tổ chức lại sản xuất theo tiêu chuẩn và gắn với liên kết chế biến sâu; kết hợp với liên kết sản xuất, xây dựng nhãn hiệu và xuất xứ hàng hóa… nhằm tạo giá trị cho sản phẩm”.
 

Bên cạnh 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, huyện Đức Cơ còn có 14 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Trao đổi về sản phẩm hạt điều rang muối Gia Phúc, chị Nguyễn Thị Phượng-chủ hộ kinh doanh Phạm Gia Phúc-cho biết: “Chúng tôi lựa chọn những hạt điều đều, đẹp đem hấp chín, tách nhân, rang muối và đóng hộp. Sản phẩm của chúng tôi được khách hàng đánh giá cao. Bình quân mỗi tháng, chúng tôi bán 2-3 tạ hạt điều rang muối”. Còn bà Nguyễn Thị Cảm-chủ hộ kinh doanh Quốc Huy thì cho hay: “Chúng tôi hiện có sản phẩm cà phê bột, cà phê hạt nhãn hiệu Phát Huy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh vào cuối năm 2020. Sản phẩm sau khi được công nhận OCOP thì doanh thu tăng vọt. Hiện sản phẩm cà phê của chúng tôi đã có chỗ đứng trên thị trường Đà Nẵng, Hà Nội. Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã cấp chứng nhận thương hiệu cho cà phê Phát Huy”.

Để tạo điều kiện phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Ngọc Phận nhấn mạnh: Huyện tiếp tục chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại; triển khai và lồng ghép có hiệu quả các chính sách hỗ trợ để giúp các chủ thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, hàng năm, huyện bố trí kinh phí từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng để hỗ trợ các chủ thể thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP. “Ngoài ra, huyện duy trì tổ chức chợ phiên nông sản định kỳ 3 tháng/lần nhằm giới thiệu, kết nối nông sản đặc trưng địa phương đến với người tiêu dùng. Đồng thời, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đưa các sản phẩm OCOP của huyện vào hệ thống siêu thị để giới thiệu rộng rãi hơn với người tiêu dùng”-Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin.

 

 ĐINH YẾN - PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.