Tỉnh Phú Yên đề nghị các nhà máy thủy điện xả nước để cứu lúa khô hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi trực tiếp kiểm tra diện tích lúa bị khô cháy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các nhà máy thủy điện vận hành xả nước chống hạn, nếu không sẽ bồi thường thiệt hại.

Nhiều diện tích lúa khô hạn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang chờ cấp nước. Ảnh nguồn LĐO
Nhiều diện tích lúa khô hạn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang chờ cấp nước. Ảnh nguồn LĐO


Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nước tưới về muộn khiến cả ngàn hecta lúa trên địa bàn tỉnh Phú Yên bị khô cháy.
 
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, vụ Hè Thu năm 2022 có hơn 24.200 ha lúa đã gieo sạ. Hệ thống thủy nông Đồng Cam (hệ thống thủy lợi lớn nhất tỉnh Phú Yên) phục vụ cấp nước tưới phục vụ cho 14.513 ha thuộc các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, thị xã Đông Hòa, các xã phía Nam huyện Tuy An và TP. Tuy Hòa. Tuy nhiên do nắng nóng và thiếu nước tưới dẫn đến đã có 1.100 ha lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng bị khô hạn nặng.

Theo báo Lao Động, thời gian qua, trong quá trình cấp nước tưới phục vụ sản xuất và dân sinh vùng hạ du của các nhà máy thủy điện: Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’Năng có nhiều ngày ngắt quãng, không liên tục đã gây thiếu hụt nguồn nước về đầu mối hệ thống thủy nông Đồng Cam. Đáng chú ý, có thời điểm lượng nước đo được ở mức thấp (-0,28m so với ngưỡng tràn).

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu 3 nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’Năng phối hợp chặt chẽ chạy máy (vận hành) phát điện liên tục để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh, nhất là trong các tháng mùa khô, hạn năm nay.

Lưu lượng nước xả tối thiểu cần đảm bảo là 35-40 m3/s để bổ sung nước cho hệ thống thủy lợi Đồng Cam; các trạm bơm tưới trên sông Ba thuộc huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Nhà máy thủy điện Sông Hinh chạy máy phát điện liên tục để đảm bảo cấp nước tưới cho diện.

 

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.