Hội thảo đầu bờ mô hình sản xuất giống mì sạch bệnh tại Phú Thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 27-11, tại xã Chrôh Pơnan (huyện Phú Thiện), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo đầu bờ “Xây dựng mô hình sản xuất giống sạch bệnh, thâm canh, quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá mì do vi rút gây hại tại vùng trồng mì trọng điểm”.

1Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (bìa trái) hướng dẫn người dân chọn hom giống. Ảnh: Lê Nam
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đoàn Ngọc Có (bìa trái) hướng dẫn người dân chọn hom giống mì. Ảnh: Lê Nam

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các huyện, thị xã khu vực phía Đông Nam tỉnh cùng 40 hộ dân tham gia.

Mô hình được triển khai từ 29-4 trên diện tích 20 ha với 15 hộ dân tại xã Chrôh Pơnan tham gia trồng giống mì KM94 sạch bệnh. Người dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giống và phân bón. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là gần 296 triệu đồng, trong đó ngân sách Nhà nước là gần 199 triệu đồng, người dân đối ứng 97 triệu đồng. Sau 7 tháng triển khai, cây mì sinh trưởng phát triển tốt, chiều cao trung bình 80-120 cm, có một số diện tích xuất hiện bệnh khảm lá vi rút nhưng ở mức rất thấp so với diện tích mì đại trà, năng suất dự kiến đạt 35-40 tấn/ha.

Phát biểu tại hội thảo, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các đơn vị chuyên môn 4 huyện, thị xã khu vực Đông Nam tỉnh cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân trồng mì nhân rộng mô hình, thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất giống mì sạch bệnh theo hướng dẫn nhằm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại, nâng cao năng suất cây trồng.

 

VŨ CHI - LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.