Xuất hiện dịch tả heo châu Phi tại thị trấn Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 1-10, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã ban hành công văn khẩn chỉ đạo ngành chuyên môn có liên quan và UBND các xã, thị trấn triển khai khẩn cấp biện pháp ngăn chặn dịch tả heo châu Phi vừa xuất hiện tại thị trấn Kbang.
Trước đó, ngày 27-9, sau khi nhận tin báo, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp cùng UBND thị trấn Kbang tổ chức kiểm tra, xác minh tình hình heo bị chết tại một cơ sở chăn nuôi ở tổ 13 (thị trấn Kbang). 
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở có tổng đàn heo rừng lai 41 con. Trong đó có 1 con heo nái đã chết và 12 con có biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, chảy dịch mũi, đổ ghèn mắt, táo bón… Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Chi cục Thú y vùng V; kết quả xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm này dương tính với bệnh dịch tả heo châu Phi.
UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chỉ đạo ngành chuyên môn có liên quan ở huyện và UBND các xã, thị trấn triển khai khẩn cấp biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi vừa xuất hiện tại thị trấn Kbang.
Ủy ban nhân dân huyện Kbang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn triển khai khẩn cấp biện pháp ngăn chặn dịch tả heo châu Phi tại thị trấn Kbang. Ảnh: Đức Thụy
Trước tình hình trên, UBND huyện Kbang yêu cầu UBND thị trấn khẩn trương triển khai các biện pháp bao vây, khống chế, dập tắt ổ bệnh, không để bệnh bùng phát, lây lan ra diện rộng; rắc vôi bột, cắm biển cảnh báo tại lối vào khu vực có ổ dịch và khu vực chôn heo mắc bệnh; quản lý chặt chẽ hoạt động buôn bán, giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ heo trên địa bàn.
Các ngành chuyên môn có liên quan ở huyện và UBND các xã, thị trấn chủ động triển khai các biện pháp phòng-chống, ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch tả heo châu Phi. Trọng tâm là tuyên truyền cho người dân nhận biết dấu hiệu của bệnh dịch tả heo châu Phi, mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng-chống… Vận động người chăn nuôi chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, đề cao cảnh giác phòng-chống dịch nhưng không hoang mang, không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển heo bị bệnh, không rõ nguồn gốc, không giết mổ, tiêu thụ heo bệnh, chết, không vứt xác gia súc chết ra môi trường.
MINH NGÂN

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.