Việt Nam bán gần hết nông sản này cho Trung Quốc trộn vào thức ăn chăn nuôi rồi chi 3 tỷ USD nhập thứ khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Do nhu cầu tăng cao đột biến từ Trung Quốc, sắn và sản phẩm từ sắn là một trong số ít mặt hàng nông sản có sự tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Bán sắn cho Trung Quốc một phần làm thức ăn chăn nuôi nhưng Việt Nam cũng chi 3 tỷ USD nhập nguyên liệu khác làm thức ăn chăn nuôi.
 

Trung Quốc nhập nhiều sắn lát khô, tinh bột sắn để làm gì?

Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu sắn lát khô và tinh bột sắn của Trung Quốc tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2020.

Theo đó, Trung Quốc đã nhập khẩu 3,62 triệu tấn sắn lát khô, với trị giá 994 triệu USD, tăng 63,9% về lượng và tăng 100,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Khối lượng và trị giá nhập khẩu sắn lát khô trong 7 tháng đầu năm 2021 đã vượt của cả năm 2020 (năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 3,3 triệu tấn sắn lát khô, với trị giá 779 triệu USD).

Trong đó, Thái Lan là nguồn cung cấp sắn lát khô lớn nhất cho Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021, với 3,17 triệu tấn (chiếm 87,61% tổng lượng sắn lát khô nhập khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021), tăng 81,02% so với cùng kỳ năm 2020.


 

Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 420.700 tấn sắn lát khô (chiếm 11,62%), tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn một phần làm thức ăn chăn nuôi. Trong ảnh: Nông dân Kon Tum thu hoạch sắn. Ảnh: Báo Kon Tum.
Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 420.700 tấn sắn lát khô (chiếm 11,62%), tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn một phần làm thức ăn chăn nuôi. Trong ảnh: Nông dân Kon Tum thu hoạch sắn. Ảnh: Báo Kon Tum.


Tiếp theo, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 420.700 tấn sắn lát khô (chiếm 11,62%), tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc cũng nhập khẩu 1,95 triệu tấn tinh bột sắn, với trị giá 923 triệu USD, tăng 20,9% về lượng và tăng 40,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thái Lan và Việt Nam cũng là hai thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc, trong đó lượng tinh bột sắn nhập khẩu từ Thái Lan đạt 1,45 triệu tấn (chiếm 74,25% tổng lượng tinh bột sắn nhập khẩu của Trung Quốc), tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2020; tinh bột sắn nhập khẩu từ Việt Nam đạt 289,9 nghìn tấn (chiếm 14,86%), giảm 55,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sắn và tinh bột sắn lớn nhất thế giới.

Ngoài sản xuất ethanol, với sự hồi phục của ngành chăn nuôi lợn sau khi bị dịch tả lợn châu Phi, trong khi nguồn cung ngô ở Mỹ và Nam Mỹ gặp khó do thời tiết bất lợi, nên Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn và tinh bột sắn để làm thức ăn chăn nuôi.
Việt Nam bán sắn, bột cá cho Trung Quốc rồi lại nhập ngô, đậu tương, bột cá về làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Đó là một nghịch lý của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện nay khi nguồn nguyên liệu quá phụ thuộc vào nhập khẩu.

Chính vì quá phụ thuộc vào nhập khẩu nên khi nguyên liệu nhập từ nước ngoài tăng giá thì giá thức ăn chăn nuôi trong nước cũng tăng theo.

Thống kê cho thấy, số lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu lớn và ngày càng gia tăng.

 

Có một nghịch lý, Việt Nam bán bột cá cho Trung Quốc rồi lại nhập bột cá về làm thức ăn chăn nuôi. (Ảnh minh họa).
Có một nghịch lý, Việt Nam bán bột cá cho Trung Quốc rồi lại nhập bột cá về làm thức ăn chăn nuôi. (Ảnh minh họa).


Nếu như năm 2010 Việt Nam mới nhập khẩu 7,8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tương đương 2,7 tỷ USD thì đến năm 2020 con số này đã là 20,2 triệu tấn, tương đương 6 tỷ USD. Và chỉ trong 8 tháng năm 2021, Việt Nam đã chi 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

"Mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 9,5 triệu tấn ngô, 4 triệu tấn khô dầu đậu tương, gần 2 triệu tấn lúa mì và cám các loại, 1 triệu tấn DDGS (bã rượu khô) và gần 1 triệu tấn thức ăn nguồn gốc động vật" - báo cáo của Cục Chăn nuôi cho biết.

Trong một cuộc họp bàn xây dựng chiến lược phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cũng chỉ rõ nhiều nghịch lý của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi khi phụ thuộc vào nước ngoài về mặt nguyên liệu, một số loại nguyên liệu như bột máu, bột thịt xương, chế phẩm vi sinh trong nước đã sản xuất được nhưng sản lượng và chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

"Vậy mới có chuyện chúng ta xuất khẩu bột cá sang Trung Quốc rồi lại nhập khẩu bột cá về chế biến thức ăn chăn nuôi" - ông Dương Tất Thắng nói.

Có thể thấy, Việt Nam đang là nhà cung cấp bột cá lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu 597.000 tấn bột cá, trị giá 855 triệu USD, tăng 58% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, khoảng 373.000 tấn là từ Peru, trị giá 542 triệu USD, chiếm 63% lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc. Nhà cung cấp lớn thứ hai là Việt Nam, cung cấp 35.900 tấn.

Trong khi đó, lượng bột cá Việt Nam nhập khẩu về để chế biến thức ăn chăn nuôi cũng đang tăng mạnh. Theo thống kê, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu bột cá của Việt Nam đã đạt 33.600 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng 84,8% về lượng và tăng 73,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

 

https://danviet.vn/viet-nam-ban-gan-het-nong-san-nay-cho-trung-quoc-tron-vao-thuc-an-chan-nuoi-roi-chi-3-ty-usd-nhap-thu-khac-20210924174938832.htm

Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.