Bình Định: Kỹ sư điện trồng vườn chanh đào tốt um, dưới nuôi thêm con gì mà thời buổi dịch Covid-19 vẫn lãi 100 triệu/năm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong vườn chanh đào, anh Huỳnh Văn Hiển kết hợp nuôi 200 con gà ta thả vườn. Thời buổi dịch Covid-19, vừa bán online, vừa bán chợ đầu mối, mang lại cho anh Hiển mức lãi ròng khoảng 100 triệu đồng/năm.

Năm 2008 tốt nghiệp khoa Kỹ thuật Điện, Trường ĐH Quy Nhơn, anh Huỳnh Văn Hiển (ở thôn Hòa Thuận, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định) về làm việc ở HTX nông nghiệp dịch vụ Tây Thuận đến nay. Công việc là phụ trách khâu văn phòng, dịch vụ điện và thu gom rác, nhưng anh Hiển lại được nhiều người biết đến với khu vườn canh tác theo hướng hữu cơ.
 

 Vườn chanh đào trồng theo hướng hữu cơ của anh Huỳnh Văn Hiển. Ảnh: Đào Minh Trung
Vườn chanh đào trồng theo hướng hữu cơ của anh Huỳnh Văn Hiển. Ảnh: Đào Minh Trung


Tận dụng tro trấu, rơm rạ, vỏ các loại đậu đỗ, phân chuồng kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma, anh Hiển chế biến thành phân bón hữu cơ bón cho cây trồng. Tương tự, để phòng ngừa sâu bệnh cho cây trồng, anh cũng tự chế các chế phẩm sinh học. Ngoài ra, anh còn đầu tư hệ thống nước tưới phun sương trong vườn.

Anh Hiển chia sẻ: "Phương pháp canh tác theo hướng hữu cơ lai rai tôi cũng làm đã lâu. Nhưng hơn 1 năm nay thì thực hiện bài bản, áp dụng các giải pháp kỹ thuật đồng bộ. Khu vườn rộng 2.000m2 với 200 gốc chanh giống sạch bệnh do Học viện Nông nghiệp Việt Nam cung cấp sinh trưởng, phát triển tốt. Trong vườn chanh kết hợp nuôi 200 con gà ta thả vườn. Thời buổi dịch Covid-19, vừa bán online, vừa bán chợ đầu mối, mang lại cho tôi mức lãi ròng khoảng 100 triệu đồng/năm".

Anh Hiển khoe: "Chanh đào, vỏ mỏng, khi chín ruột có màu hồng hồng, cắt lát nhỏ ngâm với mật ong và đường phèn dùng làm nước giải khát, khi uống không có vị đắng của vỏ chanh, rất thơm mát, nó còn là một bài thuốc phòng, trị ho vô cùng hiệu quả. Tôi đang làm sản phẩm chanh đào ngâm mật ong, đăng ký sản phẩm OCOP ở địa phương".

Theo anh Hiển, để trồng chanh đào theo hướng hữu cơ, người trồng cần làm tốt các khâu: Chuẩn bị giống; đất, hố trồng, phân bón...

Để phòng trừ sâu bệnh cho chanh đào, anh Hiển dùng 2kg ớt tươi, 1kg tỏi xay nhuyễn rồi ngâm với 10 lít rượu trắng tạo thành dung dịch hỗn hợp để phun ngừa sâu bệnh... "Khi cây chanh vào giai đoạn khai thác thu hoạch trái thì có thể tận dụng vườn rộng, cỏ dại và bóng râm, côn trùng để nuôi gà thả vườn. Đàn gà có không gian rộng để chạy nhảy, ăn cỏ, côn trùng, sâu bọ, đồng thời cung cấp phân bón cho cây chanh để tạo một vòng khép kín"-anh Hiển chia sẻ.

Ông Trần Duy Hòa - Chủ tịch Hội ND xã Tây Thuận, nhận xét: "Anh Huỳnh Văn Hiển đã biết khai thác các nguồn nguyên liệu hữu cơ và sử dụng khép kín trong quá trình trồng chanh ở gia đình. Việc làm này góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế rất nhiều chất hóa học vô cơ sử dụng trong nông nghiệp. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, cụ thể ở đây là cây chanh, nhiều người biết nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn, chịu khó áp dụng và thành công như anh Hiển".

 

https://danviet.vn/binh-dinh-ky-su-dien-trong-vuon-chanh-dao-duoi-nuoi-them-con-gi-ma-thoi-buoi-dich-covid-19-van-lai-100-trieu-nam-20210920170155604.htm

Theo Đào Minh Trung (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.