Thái Nguyên: Nuôi con tai dài tới mõm chỉ ăn cỏ, ăn lá, cứ bán 1 con ông nông dân này lãi 1 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau quá trình nuôi lợn thất bại, vợ chồng bà Nguyễn Thị Bẩy (xóm Mỏn Thượng, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) đã quyết định chuyển sang mô hình nuôi dê với quy mô lớn. Nhờ nuôi con tai dài tới mõm này mà vợ chồng ông nông dân này có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Bà Nguyễn Thị Bẩy (xóm Mỏn Thượng, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ: Năm 2016, gia đình bà vay tiền ngân hàng để về đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Nhưng do lợn rớt giá nên thua lỗ do đó đến năm 2017, nhờ sự hỗ trợ từ con cái, vợ chồng bà đã tận dụng diện tích chuồng trại chăn nuôi lợn cũ để nuôi dê với số lượng lớn.
 

Bắt đầu năm 2017 đến nay tận dụng diện tích chuồng trại chăn nuôi lợn cũ, gia đình bà Bẩy, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nuôi dê với số lượng lớn
Bắt đầu năm 2017 đến nay tận dụng diện tích chuồng trại chăn nuôi lợn cũ, gia đình bà Bẩy, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nuôi dê với số lượng lớn


Ban đầu, vợ chồng bà mua giống dê từ các tỉnh miền núi như Bắc Kạn, Hòa Bình về nuôi nhưng do giống dê này khả năng chống chịu với dịch bệnh không tốt lại lớn chậm nên từ năm 2019 đến nay gia đình chuyển sang nhập dê từ Lào về nuôi qua một đơn vị trung gian.

Giống dê nhập khẩu này có đặc tính chống chịu với thời tiết và dịch bệnh tốt, chỉ cần tiêm phòng lúc mới mua về là cơ bản dê không ốm và bị bệnh nữa. Hơn nữa dê nhập khẩu lại lớn nhanh hơn hẳn, trung bình mỗi tháng có thể tăng từ 3 – 4 kg/con.

Rút kinh nghiệm ban đầu, đến nay gia đình bà Bẩy chỉ mua các con dê giống có trọng lượng lớn trung bình từ 27  - 29kg/con nuôi vừa nhanh lớn mà lại ít bệnh tật.

Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nuôi dê nên tỷ lệ dê chết do bệnh tật tương đối nhiều. Nhưng đến nay do đã nắm được kỹ thuật nuôi dê nên cơ bản dê phát triển tốt, rất hiếm khi bị bệnh mà chết.

Theo bà Bẩy chia sẻ: Dê thường mắc 2 loại bệnh chính là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Nhưng nếu biết cách tiêm phòng và phát hiện triệu chứng bệnh sớm thì cách chữa trị cũng tương đối đơn giản. Nuôi dê về cơ bản không mất quá nhiều công chăm sóc, vì nguồn thức ăn của dê cũng dễ kiếm.
 

Giống dê nhập khẩu này có đặc tính chống chịu với thời tiết và dịch bệnh tốt và lớn nhanh
Giống dê nhập khẩu này có đặc tính chống chịu với thời tiết và dịch bệnh tốt và lớn nhanh



Hiện nay ngoài cho ăn cám, gia đình bà Bẩy còn cho dê ăn thêm các loại lá cây trong đó chủ yếu là lá chuối do nhà tự trồng. Thông thường mỗi ngày dê ăn 5 bữa trong đó có 3 bữa ăn cám và 2 bữa ăn cỏ.

Trung bình mỗi một con dê tiêu thụ khoảng gần 1kg cám/ngày, còn cỏ thì tùy theo mức ước lượng của người nuôi. Với 45 con dê, mỗi ngày ăn hết khoảng 40kg cám.
 

 Theo bà Bảy, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là cám và một số loại lá cây
Theo bà Bảy, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là cám và một số loại lá cây


Hơn nữa con dê không phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố thời tiết nên có thể nuôi quanh năm, chỉ cần chú ý giữ thoáng mát cho dê vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông là được.

Muốn như vậy, gia đình bà Bảy sử dụng quạt mát cho dê vào mùa hè và quây kín chuồng trại vào mùa đông.

Điểm khác biệt với một số loại vật nuôi như trâu, bò, dê được nuôi trên sàn gỗ bắc trên cao cách biệt với nền đất. Theo bà Bẩy cho biết, nuôi như vậy dê vừa sạch sẽ lại không bị lạnh mà ốm và bệnh, ngoài ra việc xử lý phân thải ra cũng dễ dàng hơn.

Đối với nguồn phân dê thải ra cứ mỗi lứa xuất bán mới phải thu dọn và xử lý 1 lần. Để hạn chế mùi hôi, gia đình bà sử dụng men vi sinh rắc vào, vì cơ bản phân dê khô nên cũng không có mùi khó chịu như một số loại vật nuôi khác. Bà Bẩy cho biết thêm.
 

Điểm khác biệt với một số loại vật nuôi như trâu, bò đó là dê được nuôi trên sàn gỗ bắc trên cao cách biệt với nền đất
Điểm khác biệt với một số loại vật nuôi như trâu, bò đó là dê được nuôi trên sàn gỗ bắc trên cao cách biệt với nền đất


Hiện nay với 3 ngăn chuồng trại, gia đình bà Bẩy đang nuôi 45 con dê với 2 giống dê lùn và dê cao trong đó có 1 chuồng 13 con chuẩn bị được xuất bán.

Những thời điểm nuôi nhiều, số lượng dê nuôi nhà bà Bảy có thể lên tới gần 60 con mỗi lứa. Trung bình mỗi lứa được gia đình bà nuôi trong khoảng thời gian từ 2,5 – 3 tháng.

Mỗi năm nuôi khoảng 3 lứa kế tiếp nhau, mỗi lứa cách nhau khoảng 1 tháng, như vậy sẽ thuận lợi hơn cho việc chăm sóc và bán dê cũng dễ dàng.

Trung bình mỗi con dê khi xuất bán đạt trọng lượng từ 40 - 45kg/con, có những con vượt trội lên tới trên 50kg.

Hiện nay với 3 ngăn chuồng trại, gia đình bà Bẩy đang nuôi 45 con dê với 2 giống dê lùn và dê cao
Hiện nay với 3 ngăn chuồng trại, gia đình bà Bẩy đang nuôi 45 con dê với 2 giống dê lùn và dê cao


Theo bà Bảy, về cơ bản nuôi dê ổn định giá cả nên ít rủi ro hơn so với chăn nuôi lợn. Dịch bệnh cũng ít mà xử lý lại đơn giản hơn. Do đó nếu giá cả ổn định và dê không bị bệnh thì trung bình mỗi con dê được lãi khoảng 700.000 – 800.000đ khi xuất bán. Có thời điểm được giá như đợt vừa rồi có thể lãi 1 triệu đồng/con. Như vậy mỗi năm trung bình gia đình bà Bẩy dễ dàng thu về lợi nhuận từ 100 - 120 triệu đồng từ việc nuôi dê.     

https://danviet.vn/thai-nguyen-nuoi-con-tai-dai-toi-mom-chi-an-co-an-la-cu-ban-1-con-ong-nong-dan-nay-lai-1-trieu-dong-20201022150932888.htm

Theo HÀ THANH (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.