Hiệu quả từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã chủ động đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với xu hướng phát triển. Bên cạnh việc tạo ra nông sản sạch, an toàn, những mô hình này còn mang lại nguồn thu lớn cho người sản xuất. 

Mô hình trồng rau thủy Canh áp dụng công nghệ cao của chị Trần Thị Mỹ Lệ, ở 347 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku (Gia Lai) đầu tư 400 m2 nhà lưới, để trồng Xà lách và rau cải các loại. Mỗi vụ cho thu hoạch gần 1 tấn rau các loại với giá bán lẻ từ 30 đến 40 ngàn. Thì trung bình mỗi tháng bán được khoảng 30 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí thì Lợi nhuận đạt 7,5 triệu 1 tháng.
Mô hình trồng rau thủy canh áp dụng công nghệ cao của chị Trần Thị Mỹ Lệ (ở giữa; 347 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku) có diện tích 400 m2. Mỗi tháng, chị thu hoạch gần 1 tấn rau các loại, bán lẻ với giá 30-40 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt 7,5 triệu đồng/tháng.
Năm 2017 gia đình anh Trần Viết Lãm ở tổ 2 phường Đống Đa, TP. Pleiku đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất để làm nhà lồng, mua máy ươm các loại cây giống để cung cấp cho thị trường trên địa bàn TP. Pleiku, mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng - cao gấp 10 lần so với ươm giống truyền thống…
Năm 2017, gia đình anh Trần Viết Lãm (tổ 2, phường Đống Đa, TP. Pleiku) đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng nhà lồng, mua máy ươm các loại cây giống theo công nghệ cao để cung cấp cho thị trường. Mỗi năm, vườn ươm cây giống của gia đình ông cho thu nhập trên 300 triệu đồng.
Cuối năm 2019 HTX nông nghiệp dịch vụ An Phú Thịnh xã An Phú, TP. Pleiku đầu tư 3,7 tỷ đồng để xây dựng 1,5ha nhà lưới để trồng và ươm các loại rau ăn lá theo hướng CNC.
Cuối năm 2019, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh (xã An Phú, TP. Pleiku) đầu tư 3,7 tỷ đồng để xây dựng 1,5 ha nhà lưới trồng các loại rau ăn lá và ươm rau giống theo hướng công nghệ cao.
Ông Nguyễn Đình Lâm-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX-cho biết: HTX đã áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP cho các loại cây trồng, các sản phẩm rau, quả, ứng dụng công nghệ vào chăm sóc cây con, như: Tưới nước nhỏ giọt, tưới phun mưa, bón phân qua nước với phương thức tưới nhỏ giọt.
Ông Nguyễn Đình Lâm-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã An Phú Thịnh-cho biết: Hợp tác xã trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, tưới phun mưa, bón phân qua hệ thống tưới.
Nhờ sử dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với quy trình chăm sóc cây trồng sạch và tự nhiên, sản phẩm được tạo ra không những bảo đảm chất lượng, đạt chuẩn mà còn tiết kiệm nhân lực, công sức. Với hơn 2.000 m2 nhà lồng ươm rau giống, mỗi năm, HTX sẽ cung cấp cho thị trường hàng triệu cây giống chất lượng cao.
Nhờ sử dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với quy trình chăm sóc cây trồng theo hướng VietGAP nên Hợp tác xã An Phú Thịnh tiết kiệm được nhân công, sản phẩm làm ra bảo đảm chất lượng. Với hơn 2.000 m2 nhà lồng ươm rau giống, mỗi năm, Hợp tác xã cung cấp cho thị trường hàng triệu cây giống chất lượng cao.
Mô hình trồng ổi của gia đình Vũ Thị Huyền (thứ 2 bên trái) ở làng kép phường Đống Đa Tp.Pleiku - là điển hình về phát triển sản xuất theo ứng dụng CNC đã phát huy hiệu quả tích cực. Năm 2015, giá cà phê xuống thấp nên gia đình chuyển đổi sang trồng 1,3 ha cây ăn trái với hệ thống tưới nhỏ giọt. Riêng năm 2019, sản lượng ổi của gia đình chị đạt hơn 1 tạ/ngày, cho thu nhập bình quân mỗi năm gần 500 triệu đồng.
Mô hình trồng ổi của gia đình bà Vũ Thị Huyền (áo đen; làng Kép, phường Đống Đa, TP. Pleiku) là điển hình về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đã phát huy hiệu quả tích cực. Năm 2015, giá cà phê xuống thấp nên gia đình bà chuyển đổi sang trồng 1,3 ha cây ăn quả với hệ thống tưới nhỏ giọt. Riêng năm 2019, sản lượng ổi của gia đình bà đạt hơn 1 tạ/ngày, cho thu nhập bình quân mỗi năm gần 500 triệu đồng.
Theo ông Bùi Hồng Quang- Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku: Việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua trên địa bàn đã tạo hiệu ứng tốt, làm đòn bẩy để phát triển nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho năng suất cây trồng cao gấp 1,5 lần, tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức của nông dân, giúp người dân yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất, làm giàu chính đáng.
Theo ông Bùi Hồng Quang-Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku: Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua đã tạo hiệu ứng tốt, làm đòn bẩy để phát triển nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho năng suất cây trồng cao gấp 1,5 lần so với canh tác theo lối truyền thống, tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức của nông dân, giúp người dân yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất, làm giàu chính đáng.


ĐỨC THỤY (thực hiện)
 

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.