Triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2020: Khó khăn đủ bề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Do mùa mưa đến muộn và lượng mưa thấp nên công tác trồng rừng ở Gia Lai năm nay gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm này, diện tích rừng trồng mới chỉ đạt trên 20% kế hoạch.

Thời tiết bất lợi

Theo kế hoạch, năm 2020, toàn tỉnh trồng 5.000 ha rừng, trong đó có 4.000 ha rừng tập trung và 1.000 ha cây phân tán. Trong diện tích trồng rừng tập trung có 180 ha rừng phòng hộ và 3.820 ha rừng sản xuất. Đối với rừng sản xuất có 1.550 ha của các địa phương, đơn vị chủ rừng và doanh nghiệp được hỗ trợ theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (7 triệu đồng/ha), còn lại  2.270 ha rừng được trồng từ nguồn vốn khác.

 Các vườn ươm trên địa bàn huyện Chư Pah chuẩn bị giống cây lâm nghiệp. Ảnh: N.D
Các vườn ươm trên địa bàn huyện Chư Pah chuẩn bị giống cây lâm nghiệp. Ảnh: Nguyễn Diệp


Theo tổng hợp từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đến nay, toàn tỉnh mới trồng được khoảng 1.026,2 ha, đạt 20,5% so với kế hoạch năm. Trong đó, có 799,7 ha rừng sản xuất, 140 ha rừng phòng hộ và 140 ha cây phân tán. Hiện nay, khu vực phía Tây của tỉnh có mưa nên các huyện đã trồng được một phần diện tích như: Chư Prông 82 ha, Đak Đoa 180 ha, Mang Yang 26 ha… Đối với khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh, người dân đang chuẩn bị đất và cây giống chờ mưa xuống, khi đất đủ độ ẩm mới tiến hành trồng rừng. Nguyên nhân diện tích rừng trồng toàn tỉnh đạt thấp là do mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp, không đều dẫn đến khả năng cây khó phát triển nên chưa thể xuống giống.

Ông Đit-Trưởng thôn Kóp (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa) cho hay: “Năm nay, gia đình tôi đăng ký trồng 4,5 ha keo lai và được Nhà nước hỗ trợ 7 triệu đồng/ha. Khi vừa có mưa, đất đủ độ ẩm, gia đình tôi được Hạt Kiểm lâm huyện hỗ trợ cây nên đã trồng xong. Tuy vậy, ngay sau đó, trời nắng nóng trở lại nên tôi khá lo lắng”. 

Còn tại huyện Chư Pưh, ông Lê Anh Dục-Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện-cho biết: “Mấy năm nay, công tác trồng rừng trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn vì một số hộ đăng ký trồng rừng nhưng lại bỏ đi nơi khác sinh sống nên không triển khai được. Đặc biệt, một số hộ dân ở các địa phương khác xâm canh đất lâm nghiệp không chịu hợp tác và người dân chưa thấy hiệu quả kinh tế từ trồng rừng nên vẫn ưu tiên trồng cây ngắn ngày để nhanh có thu nhập. Riêng trong vụ trồng rừng năm nay, chúng tôi đã hướng dẫn người dân phát dọn thực bì, đào hố, chuẩn bị sẵn nguồn cây giống để hỗ trợ trồng hơn 30 ha. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đất chưa đủ độ ẩm nên chưa thể xuống giống”.

Mức đầu tư thấp

Theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân được hỗ trợ 7 triệu đồng/ha rừng trồng; trong đó, năm đầu tiên hỗ trợ 2 triệu đồng mua giống, vật tư nông nghiệp; đến năm thứ 2 hỗ trợ công chăm sóc 2 triệu đồng/ha; số còn lại sẽ thanh toán khi đã thành rừng.

Mức hỗ trợ còn thấp trong khi người dân tham gia trồng rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, chu kỳ trồng rừng kéo dài 7-8 năm nên họ khó có vốn đầu tư. Ảnh: Minh Nguyễn
Mức hỗ trợ còn thấp trong khi người dân tham gia trồng rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, chu kỳ trồng rừng kéo dài 7-8 năm nên họ khó có vốn đầu tư. Ảnh: Minh Nguyễn


Ông Nguyễn Trường Hải-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai-cho biết: Đến thời điểm này, huyện Ia Grai đã trồng được khoảng 75 ha rừng. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết bất thường nên một số hộ dân đã đăng ký nhưng chưa dám xuống giống vì lo ngại cây chết. Đặc biệt, mức hỗ trợ chỉ 7 triệu đồng/ha nên khó tạo động lực cho người dân tham gia trồng rừng.       
 
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hồng Lâm-Trưởng phòng Sử dụng và Phát triển rừng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) cho rằng: Những năm gần đây, do nắng nóng kéo dài, thổ nhưỡng tiểu vùng khí hậu tại những khu vực rừng khộp phía Nam của tỉnh không phù hợp để phát triển những loại cây rừng trồng như: keo lai, bạch đàn… Đặc biệt, tại một số địa phương, rừng trồng có hiện tượng bị sâu bệnh dẫn đến cây chết, ảnh hưởng tâm lý người trồng. Hơn nữa, mức hỗ trợ còn thấp trong khi người dân tham gia trồng rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, chu kỳ trồng rừng kéo dài 7-8 năm nên họ khó có vốn đầu tư.

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.