Làng Groi gặp khó trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã chọn làng Groi để xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để làng Groi về đích NTM vào cuối năm 2020 như dự kiến sẽ là điều khó khả thi.

Ông Hà Văn Toàn-Bí thư Đảng ủy xã Kon Thụp-cho biết: Đến nay, làng Groi mới chỉ có 7/19 tiêu chí đạt chuẩn NTM, chủ yếu là các tiêu chí được Nhà nước hỗ trợ như: thủy lợi, điện, chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa. Làng đang gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành 12 tiêu chí còn lại, nan giải nhất là các tiêu chí: nhà ở dân cư, hộ nghèo, thu nhập, giao thông, môi trường và an toàn thực phẩm.

 Trục đường chính của làng Groi (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) vẫn còn là đường đất. Ảnh: Đ.Y
Trục đường chính của làng Groi (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) vẫn còn là đường đất. Ảnh: Đinh Yến


Bí thư Đảng ủy xã dẫn chứng: Làng Groi có 306 hộ thì có đến 24 hộ nghèo. Thu nhập bình quân đầu người hiện mới đạt 23 triệu đồng/năm, trong khi mức thu nhập đạt chuẩn NTM theo quy định là 34 triệu đồng/năm. Đời sống của dân làng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với các cây trồng chủ lực như cà phê, bời lời, điều, mì, bắp và hoa màu. Tuy nhiên, nhiều năm qua, các loại cây trồng liên tục mất mùa, mất giá. Mới đây, người dân còn chịu tác động của đại dịch Covid-19 nên cuộc sống càng khó khăn hơn.

Giao thông cũng là tiêu chí không dễ hoàn thành. Bà Võ Thị Kim Hồng-công chức địa chính-nông nghiệp xã Kon Thụp-chia sẻ: Tất cả các tuyến đường nội làng còn là đường đất. Nguyên nhân là do làng chưa được đầu tư nhiều về nguồn vốn. Đời sống người dân còn bấp bênh nên việc đóng góp tiền làm đường giao thông như một số nơi khác là không khả thi. Bên cạnh đó, làng Groi hiện còn 13 nhà ở dột nát, tạm bợ; việc vận động đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh cần thêm nhiều thời gian.

Ông Byưk-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Groi-nhận định: “Để thay đổi nhận thức, phát huy ý thức vươn lên thoát nghèo của một bộ phận người dân không phải là chuyện một sớm một chiều. Việc huy động đóng góp tiền để xây dựng NTM cũng là bài toán khó”.

Để tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân làng Groi, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Kon Thụp đã thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế như: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng cây ăn quả, keo lai trên đất dốc đồi núi bạc màu; mở rộng quy mô chăn nuôi bò, heo, dê và gia cầm...

Tuy nhiên, theo Bí thư Đảng ủy xã, những giải pháp này chỉ dừng lại ở việc giúp một bộ phận người dân có thêm nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống chứ chưa thực sự nâng mức thu nhập lên đúng chuẩn NTM. Vì thế, sự quan tâm của cộng đồng, doanh nghiệp, Nhà nước giúp xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, tạo việc làm cho người dân, giúp xóa nhà dột nát là rất cần thiết.

Ông Toàn thông tin: “Vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thủy điện Quốc Cường đã hỗ trợ sửa chữa 1.400 m2 đường liên thôn từ làng Groi sang làng Đak Pơ Nan với tổng kinh phí 300 triệu đồng. Công ty cổ phần Địa ốc Đại Phú hỗ trợ 100 triệu đồng giúp người nghèo làm mới 2 nhà tạm, dột nát. Trung bình mỗi năm, bà con trong làng còn gây quỹ được 20 triệu đồng từ việc góp công trồng mì. Với nguồn quỹ này, hằng năm, làng tổ chức sửa chữa, vệ sinh giọt nước, chi trả tiền điện, nước dùng tại nhà sinh hoạt cộng đồng”.

Áp lực càng tăng khi mới đây, tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm, huyện Mang Yang đã đặt mục tiêu xây dựng làng Groi đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020, sớm hơn 2 năm so với kế hoạch. Đề cập đến vấn đề này, Bí thư Đảng ủy xã Kon Thụp cho biết: Làng Groi vừa được chọn xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số vào đầu năm 2020. Khi ấy, làng mới được Nhà nước quan tâm hỗ trợ 700 triệu đồng theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM để làm đường giao thông nông thôn, làm sân bê tông, hàng rào, cổng ngõ và xây dựng công trình phụ cho nhà sinh hoạt cộng đồng. Do vậy, yêu cầu rút ngắn thời gian để sớm về đích NTM là khó khả thi.

“Dù vậy, xã vẫn sẽ thực hiện những tiêu chí chưa đạt với quyết tâm cao nhất. Rất mong sự chung tay của ban, ngành, hội, đoàn thể của tỉnh, huyện để giúp làng Groi có thêm điều kiện, động lực thực hiện các tiêu chí”-ông Toàn nói.

 ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.