Đánh thức tiềm năng chè dây Ra Zéh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Được trồng nhiều ở xã Tư và một số thôn, bản của huyện miền núi phía Tây Quảng Nam, cây chè dây, được bà con gọi là Ra Zéh, đã giúp nhiều hộ đồng bào Cơ-Tu xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống.

 Cây chè dây sau khi hái về sẽ được phơi khô và đóng gói cẩn thận.
Cây chè dây sau khi hái về sẽ được phơi khô và đóng gói cẩn thận.



Những năm gần đây, chè dây Ra Zéh (ở xã Tư, H. Đông Giang) luôn được người tiêu dùng tìm mua bởi chất lượng cải thiện bồi dưỡng sức khỏe. Theo những người cao tuổi bản địa dân tộc Cơ Tu, trước đây, sau mỗi ngày lên nương lên rẫy, bà con hái cây chè dây Ra Zéh để về nấu nước uống hàng ngày. Nước chè dây có vị ngọt đắng, tính mát, sử dụng như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh về dạ dày, đường ruột, mất ngủ... Đặc biệt, phụ nữ sau sinh đều uống chè dây Ra Zéh để mau lấy lại sức khỏe, đỏ da thắm thịt. Càng ngày, công dụng của chè dây Ra Zéh được "lan tỏa" đi nhiều nơi nên mọi người tìm đến vùng núi của xã Tư để tìm mua.

Bà Nguyễn Thị Oanh - Chủ cơ sở chè dây Ra Zéh - Việt Anh cho biết, ban đầu người dân địa phương nơi đây khai thác từ những vùng đồi có cây chè dây mọc tự nhiên và khiến cho vùng chè dây tại xã Tư có nguy cơ cạn kiệt. Thấy được thực trạng này, nhiều hộ dân đã bắt đầu tự trồng, mạnh dạn thay đổi cách thức sản xuất, chủ động đẩy mạnh xây dựng thương hiệu "chè dây Ra Zéh"."Chè dây được trồng trong thời gian 10-12 tháng thì bắt đầu cho thu hoạch, mỗi năm thu hoạch 3-4 lần, năng suất khoảng 6- 8 tấn/ha/năm. Hiện nay, với giá bán từ 100.000-120.000 đồng/kg chè khô, cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác nên tại xã Tư, cây chè dây Ra Zéh được chính quyền địa phương định hướng là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo bền vững cho nhiều hộ đồng bào Cơ Tu nơi đây", bà Oanh cho biết.

 Đặc biệt, năm 2018, chè dây Ra Zéh của Hợp tác xã Tư, H. Đông Giang được xếp hạng là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh của tỉnh Quảng Nam. Một số cơ sở sản xuất chè dây Ra Zéh nhiều lần tham gia các hội chợ trong, ngoài tỉnh và được khách hàng rất ưa chuộng. Chè dây hiện đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Chè dây Ra Zéh".

Tại cơ sở sản xuất chè dây Ra Zéh - Việt Anh (thôn PaNan), mỗi ngày đều có 6-8 lao động làm việc thường xuyên với mức lương 4-6 triệu đồng/tháng, nhưng khi vào mùa thu hoạch thì mỗi ngày có hơn 30 lao động. Đây là cơ sở "tích hợp" bán hàng nông sản thiên nhiên bao gồm từ việc trồng, thu hoạch và chế biến sản phẩm chè dây Ra Zéh cung cấp ra thị trường, ngoài ra còn bán rượu sim và giống cây chè dây Ra Zéh.

Bà Oanh cho biết thêm: Hai vợ chồng lên vùng đất này lập nghiệp từ năm 1978. Từ năm 2014, nhận thấy nhu cầu thị trường tiêu dùng cây chè dây ngày càng nhiều, vợ chồng bà quyết định tập trung cải tạo vườn đồi và quy hoạch trồng loại cây này. Năm 2017, vợ chồng bà Oanh trồng 1 ha chè dây và cho thu hoạch đều đặn, đến tháng 6 vừa qua, trồng thêm 1 ha nữa. "Với tổng diện tích 2 ha chè dây, cơ sở chúng tôi quyết tâm đẩy nhanh tiến độ quảng bá thêm sản phẩm ra thị trường, giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập cho bà con lao động tại đây. Cơ sở chúng tôi rất quan tâm đến khâu chế biến, bảo quản mang tính truyền thống, thủ công của đồng bào Cơ Tu nên chất lượng sản phẩm đảm bảo".

Hồi cuối tháng 6, Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phối hợp với BQL Làng du lịch cộng đồng làng Bhơ Hôồng (xã Sông Kôn, H. Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) tổ chức chương trình tour thử nghiệm với sự tham gia của hơn đại diện 40 Công ty lữ hành du lịch. Trong hành trình này đã đến tham quan các cơ sở chế biến chè dây Ra Zéh, đặc sản chè của người Cơ Tu ở xã Tư. Đây là "tín hiệu vui" để trong thời gian tới, đây sẽ là những điểm đến du lịch thú vị để du khách tham quan và trải nghiệm, thưởng thức những chén nước chè dây Ra Zéh sẫm màu tỏa mùi thơm dịu với vị ngọt thanh, mát lạnh.

Theo THẢO NGUYÊN (cadn)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.