Trồng cây mọc hoang để lấy lá, thu tiền tỷ mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cây sọ chó vốn chỉ mọc hoang trong rừng núi, bờ rậm, đã được anh Huỳnh Hữu Quyền (30 tuổi, thôn Phú Nhiêu, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) mang về trồng trên diện tích 13 sào và vườn ươm đầu tư hơn 600 triệu đồng.



Loại cây này thường mọc hoang nhiều ở vùng núi, bờ rậm. Trước kia người ta thường thấy ở rừng hay bờ rẫy và gọi nó với cái tên dân dã là cây sọ chó. Qua thời gian, loài cây này dần bị thu hẹp, rất khó để tìm thấy.

Anh Huỳnh Hữu Quyền cho biết: “Tôi có theo dõi thông tin về các cuộc thi nấu ăn, trong một cuộc thi Chiếc thìa vàng năm 2015, tôi đã thấy các đầu bếp dùng loại gia vị là cây sọ chó mà quê tôi mọc rất nhiều. Qua tìm hiểu, cây sọ chó thường được dùng tẩm ướp thịt, gia vị cho món ăn. Lá hơi vị hăng, hơi gắt nhưng khi nấu với cà ri lại rất đậm đà”.


 

Anh Huỳnh Hữu Quyền đầu tư một vườn ươm cây sọ chó rộng 1.000m2. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Anh Huỳnh Hữu Quyền đầu tư một vườn ươm cây sọ chó rộng 1.000m2. Ảnh: NGUYỄN TRANG



Trên mảnh đất quê hương, anh Quyền quyết tâm tìm lại loài cây này. Anh đã mua lại và thuê mảnh đất rộng đến 13 sào, đầu tư một vườn ươm rộng khoảng 1.000m2. Anh cho biết: “Để trồng cây này với diện tích lớn thì khó nhất là giống cây sọ chó. Không có nơi nào có nguồn giống này ngoài nguồn tự nhiên, do vậy, tôi đã thuê rất nhiều người ở khắp nơi, lên cả các vùng núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, để tìm loại cây này”.

Sau nhiều tháng tìm kiếm, hàng chục ngàn cây đã được mang về trồng lại trên đất đồi: “Với diện tích 13 sào, bình quân 1.000 cây/sào, đã tập hợp hơn 13.000 cây sọ chó”.

Để cây phát triển tốt, anh Quyền đã đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nhà ươm bằng lưới che mát kiên cố. Anh nói: “Đặc điểm của cây sọ chó là mọc trong rừng, dưới những tán lá cây, nơi ít ánh nắng. Trong quá trình trồng cây, tôi đã trồng thêm các loài cây dại ngay dưới vị trí trồng cây sọ chó và trồng kết hợp thêm cây sả, để có thể thu hoạch song song tận dụng hiệu quả của đất trồng”.


 

 13 sào trồng hơn 13.000 cây sọ chó được 3 tháng. Ảnh: NGUYỄN TRANG
13 sào trồng hơn 13.000 cây sọ chó được 3 tháng. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cây sọ chó vốn chỉ mọc hoang đã được mang về trồng trở thành hướng khởi nghiệp của thanh niên. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cây sọ chó vốn chỉ mọc hoang đã được mang về trồng trở thành hướng khởi nghiệp của thanh niên. Ảnh: NGUYỄN TRANG



Hiện tại vườn ươm của anh đã có hơn 1.000 cây, các cây ươm được trồng trong chậu và phủ rơm để chống nóng. Lượng cây này vừa là nguồn giống, vừa để phát triển thành cây cảnh trong gia đình.

“Cây sọ chó rất dễ nhân giống, bằng phương pháp chiết ghép cành, sau một thời gian sẽ hình thành cây mới. Một cây sọ chó trưởng thành cao khoảng 1m và dạng cây lùm xòa rộng” - anh Quyền chia sẻ.

Nói về khó khăn của việc trồng cây sọ chó, anh Quyền chia sẻ, cây thường dễ bị bệnh đục thân, nám lá. Do đó quá trình chăm sóc cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của cây. Tuy nhiên, cây mọc hoang nên sức sống của cây rất tốt, hầu như chỉ cần tưới nước và không cần dùng bất cứ chế phẩm sinh học, hóa học nào. Cây sọ chó là loài cây trồng hoàn toàn theo hướng sạch.

Từ khoảng thời gian nhân giống đến khi thu hoạch kéo dài 6 tháng. Bình quân cứ thu hoạch 5 cây thì được 1 kg lá sọ chó. Cây sọ chó có tuổi thọ dài từ 2-3 năm, do vậy chỉ cần đầu tư một lần và duy trì chăm sóc. Sau đó thay thế bằng cây mới để nâng cao chất lượng lá cây sọ chó khi thu hoạch.


 

 Cây sọ chó sau 1 năm có thể cao gần 1m. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cây sọ chó sau 1 năm có thể cao gần 1m. Ảnh: NGUYỄN TRANG


Anh Quyền cho biết thêm: “Giá bán lá khô cây sọ chó khoảng 800.000 đồng/kg, lá tươi khoảng 350.000 đồng/kg. Từ sau thời gian thu hoạch, mỗi tuần cắt 1 lần, như vậy trong suốt 1 năm có thể thu về 3 tấn lá khô/năm. Ngay trong 3 tháng trồng, kỳ thu hoạch đầu tiên là hơn 300kg đã đưa ra thị trường. Với số lượng thu hoạch 3 tấn lá khô, mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng".
 

Theo NGUYỄN TRANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.