Gia Lai: Hỗ trợ 5 mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu y tế-dân số về an toàn thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông-lâm sản và Thủy sản vừa chọn 5 mô hình để triển khai hỗ trợ chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổng kinh phí hỗ trợ là 335 triệu đồng.

 

Đóng gói sản phẩm gạo Phú Thiện của Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai. Ảnh: N.S
Đóng gói sản phẩm gạo Phú Thiện của Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai. Ảnh: Ngọc Sang

Đó là các mô hình: sản xuất cây ăn quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đại Ngàn (huyện Chư Pưh); sản xuất cây ăn quả an toàn của Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cây có múi xã Kon Gang (huyện Đak Đoa); sản xuất cà phê an toàn của Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Bình Ban Mê (TP. Pleiku); sản xuất khoai lang an toàn của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Bình (huyện Đak Đoa) và sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (huyện Phú Thiện).

NGUYỄN DIỆP
 

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.