Phát tán giống lúa lạ vào các cánh đồng ở Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam và chưa được quyết định công nhận lưu hành, nhưng một số cá nhân tự xưng là đại diện Công ty TNHH giống lúa Thiên Đàng khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã giới thiệu, quảng bá giống lúa “Thiên Đàng MS2019” với nội dung không đúng sự thật. Thậm chí nhiều nơi nông dân đã canh tác giống lúa lạ này trên đồng. 
 
 Nông dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đang gieo trồng vụ mới. Ảnh: NGUYỄN TRI
Nông dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đang gieo trồng vụ mới. Ảnh: NGUYỄN TRI
Dụ dỗ người dân mua lúa giống mới
Trước Tết Nguyên đán 2020, một số cá nhân tự xưng là đại diện của Công ty TNHH giống lúa Thiên Đàng khu vực miền Trung - Tây Nguyên có liên hệ, đặt vấn đề với UBND xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định về việc tổ chức tặng quà cho các hộ gia đình khó khăn tại địa phương nhân dịp Tết âm lịch. Đổi lại, một số cá nhân này được tổ chức giới thiệu giống lúa “Thiên Đàng MS2019” và đặt điểm giao dịch tại thôn Trường Định 2 (xã Bình Hòa).
Trên tinh thần đó, UBND xã Bình Hòa đã làm việc, đồng thời yêu cầu nếu tặng quà thì phải do địa phương bố trí (người nhận và địa điểm nhận - PV),  công ty này sẽ về tặng quà. Tuy nhiên, Công ty này không chấp nhận, nên UBND xã không nhận số quà đó.
Ông Đào Văn Sang - Chủ tịch UBND xã Bình Hòa cũng thừa nhận, có một cá nhân đã lén lút đặt bảng hiệu tự xưng là chi nhánh của Công ty TNHH giống lúa Thiên Đàng khu vực Miền Trung - Tây Nguyên tại thôn Trường Định 2. UBND xã đã làm việc và tháo dỡ bảng hiệu xuống.
“Đặt bảng lên nhưng thực tế chi nhánh không hoạt động, đóng cửa suốt, kể cả làm việc cũng không gặp. Vừa rồi chúng tôi có nắm bắt thông tin, sau đó tiến hành làm việc và yêu cầu tháo dỡ” - ông Sang nói thêm.
Theo ông Trần Văn Lượng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tây Sơn, một số bà con nông dân ở xã Tây An có gieo sạ giống lúa “Thiên Đàng MS 2019” vào vụ Đông Xuân 2019 - 2020, nhưng diện tích canh tác không đáng kể.
“Trong vụ Hè Thu này đã không có hộ dân nào gieo sạ giống lúa này, ngoài ra, phòng đã chỉ đạo các xã vận động bà con nông dân bán hết số lúa đã thu hoạch, không giữ lại làm lúa giống” - ông Lượng nói thêm.
Kiểm soát chặt giống lúa lạ
Ông Đào Văn Hùng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định cho hay, trong thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Tây Sơn có một số cá nhân tự xưng là đại diện Công ty TNHH giống lúa Thiên Đàng khu vực Miền Trung - Tây Nguyên giới thiệu, quảng bá giống lúa “Thiên Đàng MS 20I9” với nội dung không đúng sự thật, một số hộ dân đã nghe theo và gieo trồng giống lúa này.
Công ty này cũng liên hệ với một số Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Tây Sơn, Tuy Phước tổ chức tham quan ruộng đang canh tác giống lúa “Thiên Đàng MS2019” và đặt vấn đề sản xuất giống lúa này trong mùa vụ sắp tới, hứa hẹn bao tiêu sản phẩm.
“Các tổ chức, cá nhân sản xuất giống lúa này vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt. Riêng nông dân sử dụng giống này để sản xuất vi phạm tại Khoản 1, Điều 61, Luật Trồng trọt” - ông Hùng thông tin thêm.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo các Phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn yêu cầu các Hợp tác xã nông nghiệp và nông dân trên địa bàn cũng được yêu cầu tuyệt đối không liên kết sản xuất, gieo trồng giống lúa này, không tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và tham quan giống lúa “Thiên Đàng MS2019”.
“Sở cũng chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê các hộ dân đã giao trồng giống lúc này trong vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn, nhất là huyện Tây Sơn để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời; kiên quyết không để các hộ này trao đổi, mua bán giống lúc này với mục đích làm lúa giống” - ông Hùng thông tin thêm.

Qua kiểm tra, giống lúa “Thiên Đàng MS2019” có nguồn gốc không rõ ràng, chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam và chưa được quyết định công nhận lưu hành.
Theo NGUYỄN TRI (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.