Đak Đoa: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2019, huyện Đak Đoa có 6 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao cấp tỉnh Gia Lai. Từ thành công đó, năm 2020, ngoài việc tiếp tục tập trung nâng hạng các sản phẩm trên, huyện sẽ đầu tư để có thêm 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.

 

Hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP

Huyện Đak Đoa có 6 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao cấp tỉnh năm 2019. Cụ thể, sản phẩm tiêu sọ hữu cơ Lệ Chí, tiêu đỏ hữu cơ Lệ Chí, tiêu đen hữu cơ Lệ Chí (Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, xã Nam Yang) đạt 4 sao; thịt bò khô Huy Vũ (Công ty TNHH một thành viên Bò khô Huy Vũ, thị trấn Đak Đoa) đạt 4 sao; tiêu đỏ sấy bằng công nghệ hồng ngoại Trần Sơn (cơ sở Trần Sơn, xã Nam Yang) đạt 3 sao; sản phẩm khoai lang Lệ Cần đóng túi lưới (Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Bình, xã Tân Bình) đạt 3 sao.

 Ông Trần Quang Sơn (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) giới thiệu về sản phẩm tiêu đỏ sấy hồng ngoại. Ảnh: L.N
Ông Trần Quang Sơn (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) giới thiệu về sản phẩm tiêu đỏ sấy hồng ngoại. Ảnh: L.N



Hiện tại, huyện Đak Đoa đang tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm này. Trong đó, huyện tập trung triển khai hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; giới thiệu sản phẩm ra các thị trường trong nước và ngoài nước thông qua hội chợ triển lãm, phiên chợ nông sản an toàn, lễ hội... Ông Nguyễn Tấn Công-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang-cho biết: Hợp tác xã hiện có 16 ha hồ tiêu được công nhận đạt chuẩn hữu cơ. Trong năm 2019, Hợp tác xã có 3 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP cấp tỉnh thì cả 3 đều đạt 4 sao. Sau khi sản phẩm được chứng nhận OCOP, thị trường tiêu thụ đã được mở rộng. “Hiện chúng tôi đang đầu tư hệ thống nhà máy sản xuất, chế biến, nâng cấp mẫu mã sản phẩm để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2020. Ngoài ra, năm nay, Hợp tác xã tiếp tục tham gia thêm sản phẩm cà phê bột và sản phẩm măng sấy khô”-ông Công thông tin thêm.

Phát triển thêm những sản phẩm đặc trưng

Theo kế hoạch năm 2020, huyện Đak Đoa sẽ hỗ trợ hoàn thiện, nâng cấp ít nhất 12 sản phẩm (6 sản phẩm OCOP năm 2019 và 6 sản phẩm tham gia mới) đạt 3 sao cấp tỉnh trở lên. Tổng kinh phí thực hiện chương trình là hơn 2 tỷ đồng (hơn 1,9 tỷ đồng hỗ trợ cho 12 sản phẩm OCOP; 114 triệu đồng hỗ trợ tập huấn và đánh giá sản phẩm). Đến nay, huyện đã tiếp nhận 27 ý tưởng của các tổ chức, cá nhân về các sản phẩm đặc trưng của huyện như: sản phẩm từ cây hồ tiêu, cam VietGAP, măng le sấy khô, khoai lang dẻo Lệ Chí, cà phê bột nguyên chất, thổ cẩm, gạo Ba Lan. Hiện Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đang khảo sát đánh giá hiện trạng cụ thể từng sản phẩm để đầu tư, xây dựng thành sản phẩm OCOP trong năm 2020.  

Chị trần Thị Diễm Kiều giới thiệu các sản phẩm bò khô Huy Vũ đạt sản phẩm OCOP năm 2029
Chị trần Thị Diễm Kiều giới thiệu các sản phẩm bò khô Huy Vũ đạt sản phẩm OCOP năm 2019. Ảnh: Lê Nam



Năm nay, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hà Bầu (xã Hà Bầu) chọn sản phẩm gạo Ba Lan để tham gia Chương trình OCOP. Anh Brưn-Chủ tịch Hội Nông dân xã, thành viên Hợp tác xã-cho biết: “Đây là loại lúa có thời gian trồng 6 tháng, giống địa phương. Đặc biệt, trong quá trình trồng, người dân không sử dụng bất kỳ loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nào. Do đó, hạt gạo có mùi thơm, dẻo và rất ngon”. Chị Blanh-cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Hà Bầu cho biết thêm: Hiện nay, tổng diện tích lúa của xã là hơn 572 ha, trong đó có khoảng 200 ha trồng giống lúa địa phương. “Tham gia Chương trình OCOP, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hà Bầu hướng tới xây dựng thương hiệu gạo Ba Lan, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho người dân”-chị Blanh cho hay.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho biết: Để triển khai Chương trình OCOP đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký tham gia. Đồng thời, tiếp tục tiếp nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm đặc trưng tham gia Chương trình OCOP. “Huyện cũng đã mời đơn vị tư vấn để định hướng cho sản phẩm OCOP mang tính lâu dài, giúp sản phẩm có thể vươn xa, mở rộng thị trường tiêu thụ. Các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP sẽ được hỗ trợ về tín dụng, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực...”-ông Nguyễn Kim Anh thông tin thêm.

LÊ NAM



 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.