Trồng nấm hướng đi triển vọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với mong muốn đưa cây nấm chất lượng cao của địa phương vươn xa hơn trên thị trường, các hộ dân ở huyện Chư Pưh đã liên kết, hình thành Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp 81 chuyên sản xuất nấm. Việc làm này đã giúp các hộ ổn định đầu ra sản phẩm, tăng thu nhập.
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), năm 2015, anh Đoàn Công Tiến đã trở về nhà ở thôn Hòa Thuận (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) mở cơ sở trồng nấm thương phẩm. Mặc dù gặp thất bại trong thời gian đầu nhưng anh Tiến không nản lòng. Anh tiếp tục đến học hỏi kinh nghiệm trồng nấm ở Lâm Đồng, Đak Lak và tìm hiểu thêm trên mạng internet. Cuối cùng, anh Tiến đã thành công với nghề trồng nấm. Các sản phẩm nấm bào ngư xám, linh chi, nấm mèo, nấm sò.... do anh sản xuất dần được khách hàng biết đến. Hiện tại, anh Tiến đã có nhà xưởng trồng nấm rộng 2.000 m2, mỗi năm cho thu khoảng 750 triệu đồng. “Việc trồng nấm tuy có hơi vất vả trong khâu chọn giống, chăm sóc… nhưng tất cả đều được mình khắc phục. Nhờ trồng nấm, mình đã có thu nhập ổn định”-anh Tiến cho hay.
 Các thành viên HTX Nông nghiệp 81 trao đổi kinh nghiệm chọn phôi nấm. Ảnh: N.T
Các thành viên HTX Nông nghiệp 81 trao đổi kinh nghiệm chọn phôi nấm. Ảnh: N.T
Từ thành công của bản thân, anh Tiến đã hỗ trợ các hộ dân tại địa phương cùng nhau trồng nấm. Năm 2018, HTX Nông nghiệp 81 do anh Tiến làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị được thành lập tại thôn Hòa Hiệp (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) với 20 thành viên. Thành viên của HTX thuộc nhiều địa phương trong tỉnh như Chư Pưh, Chư Pah, Đak Đoa và TP. Pleiku với nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh như trồng nấm, cây dược liệu, chế biến và bảo quản rau củ, sản xuất các sản phẩm từ tinh bột, cung cấp giống cây trồng, tư vấn lắp đặt hệ thống tưới nước phục vụ sản xuất nông nghiệp… Tham gia HTX, các thành viên có sự liên kết từ khâu chọn phôi nấm, kỹ thuật chăm sóc cho đến khâu thu mua sản phẩm, giới thiệu thị trường tiêu thụ.
Khi tham gia HTX, các thành viên đều có cơ sở sản xuất kinh doanh rộng hơn 100 m2, thu nhập hàng tháng từ 10 triệu đồng trở lên. Hiện tại, nguồn vốn hoạt động của HTX là gần 800 triệu đồng, các thành viên đều cam kết hỗ trợ nhau kịp thời về vốn cũng như giới thiệu đầu ra cho sản phẩm. Những sản phẩm của HTX Nông nghiệp 81 được thị trường Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh ưa chuộng. Trung bình mỗi tháng, HTX xuất đi khoảng 4 tấn nấm, sản phẩm chủ lực là nấm bào ngư xám. Không chỉ nâng cao thu nhập cho các nông hộ, HTX cũng chính là cầu nối giúp nông dân có đầu ra ổn định.
HTX Nông nghiệp 81 giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Ảnh: N.T
HTX Nông nghiệp 81 giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Ảnh: N.T
Nhận thấy trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2019, anh Lê Mạnh Cường (thôn Hòa Lộc, thị trấn Nhơn Hòa) đã tham gia HTX Nông nghiệp 81 và xây dựng cơ sở trồng nấm thương phẩm với diện tích khoảng 100 m2, chi phí đầu tư ban đầu 75 triệu đồng. Sau 1 năm, cơ sở trồng nấm của anh đã cho thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Anh Cường chia sẻ: “Ban đầu, tôi được anh Tiến hỗ trợ về phôi trồng, kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm. Khi tham gia HTX, tôi cùng các thành viên có cơ hội tương trợ lẫn nhau, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng cây nấm, ổn định giá cả, đầu ra cho sản phẩm”.
Theo ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh, mô hình liên kết trồng nấm của HTX Nông nghiệp 81 đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các thành viên. Trong bối cảnh các cây công nghiệp dài ngày đang khó khăn về giá cả, việc  HTX liên kết thêm với các hộ nông dân khác và doanh nghiệp thu mua đã giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân.  
NGỌC THU 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.