Đánh giá, phân hạng OCOP cấp tỉnh cho 45 sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP cấp tỉnh giai đoạn 2019-2120 vừa tổ chức phân hạng cho 45 sản phẩm đặc trưng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tham dự có ông Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng; ông Trần Kiên-chuyên gia tư vấn OCOP Trung ương và các thành viên Hội đồng OCOP cấp tỉnh.
 Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Sau gần 1 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã ở các địa phương đã lựa chọn 45 sản phẩm và được Hội đồng OCOP cấp huyện chấm điểm đạt 3-4 sao theo Bộ tiêu chí Trung ương ban hành.
Ông Trương Phước Anh- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng xem mẫu mã một sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Trương Phước Anh- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng xem mẫu mã một sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trong thời gian từ ngày 12 đến 19-12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh sẽ tập trung đánh giá, phân hạng 45 sản phẩm này theo thang điểm của từng hạng mục, sau đó trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định công nhận những sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh năm 2019.
Danh sách 45 OCOP: 
1. Tiêu sọ hữu cơ (HTX Nông nghiệp- Dịch vụ Nam Yang, huyện Đak Đoa)
2. Bò khô Huy Vũ ( Công ty TNHH MTV Bò khô Huy Vũ,  Đak Đoa)
3. Khoai lang Lệ Cần ( HTX Nông nghiệp- Dịch vụ Tân Bình, Đak Đoa)
4. Nước cốt chanh dây Hùng Thơm ( HTX Nông nghiệp- Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai, Mang Yang)
5. Mật ong hoa cà phê ( HTX Mật ong Phương Di, Ia Grai)
6. Hạt điều rang củi (Công ty CP Hạt điều Hải Bình Gia Lai, TP.Pleiku)
7. Hạt Sachi Inchi( Công ty TNHH Macca Sachi Tây Nguyên, Chư Sê)
8. Gạo Phú Thiện ( HTX Nông nghiệp Chư A Thai, Phú Thiện)
9. Tinh bột nghệ đỏ ( Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai, Chư Pưh)
10. Viên tinh nghệ mật ong ( Công ty TNHH MTV Phương Di, TP.Pleiku)
11. Rượu ngâm đinh lăng( Công ty TNHH MTV Ngọc Thạch Khôi, Chư Pưh)
12. Cao đinh lăng( HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên, Chư Prông)
13. Cà phê bột Xuân Dương( Cơ sở sản xuất Xuân Dương, Chư Pah)
14. Đông trùng hạ thảo Trung Phúc(Cơ sở sản xuất Trung Phúc, Chư Pah)
15. Tinh dầu sả chanh( Hộ kinh doanh tinh dầu thiên nhiên My Sa, Chư Pah)
16. Tiêu đen hạt( Công ty TNHH MTV An Thắng Gia Lai, Chư Sê)
17. Viên tinh nghệ đỏ( Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai, Chư Pưh)
18. Cà phê hạt rang Tuyết Trúc (Công ty TNHH MTV Tuyết Trúc, Chư Prông)
19. Tiêu đỏ Tuyết Trúc( Công ty TNHH MTV Tuyết Trúc, Chư Prông)
20. Mật ong hoa cà phê ( Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Ong mật Gia Lai, Ia Grai)
21. Tiêu đỏ sấy hồng ngoại ( Cơ sở sản xuất tiêu sấy hồng ngoại Trần Sơn, Đak Đoa)
22. Dầu ăn sạch ép nguyên chất ( Cơ sở kinh doanh Hà Minh Thành, TP.Pleiku)
23. Tiêu đen hữu cơ( HTX Nông nghiệp- Dịch vụ Nam Yang, Đak Đoa)
24. Tiêu đỏ hữu cơ ( HTX Nông nghiệp- Dịch vụ Nam Yang, Đak Đoa)
25. Thanh Long sấy ( Hộ kinh doanh Lê Thái Sơn, TP.Pleiku)
26. Chuối sấy ( Hộ kinh doanh Lê Thái Sơn, TP.Pleiku)
27. Mít sấy ( Hộ kinh doanh Lê Thái Sơn, TP.Pleiku)
28. Thịt bò khô ( Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Kim Phượng, TP.Pleiku)
29. Bò một nắng Nguyệt Viên ( Cơ sở Bò một nắng Nguyệt Viên, Krông Pa)
30. Bò một nắng Tý Vân ( Cơ sở Bò một nắng Tý Vân, Krông Pa)
31. Hạt Macca Phương Linh( Hộ kinh doanh Đỗ Thị Thu Hằng, Kbang)
32. Chanh dây quả( HTX Nông nghiệp- Dịch vụ Hùng Thơm, Mang Yang)
33. Hạt Macca Minh Quang( Hộ kinh doanh Lê Thị Cẩm Như, Kbang)
34. Măng Le rừng Kbang( HTX Nông nghiệp- Thương mại- Dịch vụ Tơ Tung, Kbang)
35. Trà Biển Hồ( Công ty CP Chè Biển Hồ, Chư Pah)
36. Gạo Ba Chăm( Công ty TNHH MTV Ba Chăm, Mang Yang)
37. Mật ong Nguyên chất Phước Hỷ( Hộ kinh doanh Phước Hỷ, Chư Pah)
38. Mật ong bánh tổ( Hộ kinh doanh Phước Hỷ, Chư Pah)
39. Phấn hoa mật ong( Hộ kinh doanh Phước Hỷ, Chư Pah)
40. Măng Le sấy khô( HTX Nông lâm nghiệp Quyết Tiến, Mang Yang)
41. Tinh dầu Hương Nhu( Hộ kinh doanh tinh dầu thiên nhiên My Sa, Chư Pah)
42. Cà phê hạt rang Xuân Dương( Hộ kinh doanh Phan Hữu Dương, Chư Pah)
43. Cà phê Dalasa( Cơ sở kinh doanh Trịnh Thị Lương, TP.Pleiku)
44. Đông trùng hạ thảo HT( Hộ kinh doanh Đậu Thị Hoàn, TP.Pleiku)
45. Sầu riêng HTX Đại Ngàn( HTX Nông nghiệp Hữu cơ Đại Ngàn, Chư Pưh)
Nguyễn Diệp 

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.