Kbang: Chọn 10 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang (Gia Lai)-cho biết: Ủy ban nhân dân huyện vừa có cuộc họp với các ngành liên quan và các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn để tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
 Cam tươi – một sản phẩm của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghệp Sơn Lang tham gia Chương trình OCOP huyện Kbang năm 2019. Ảnh: Minh Ngân
Cam tươi – một sản phẩm của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghệp Sơn Lang tham gia Chương trình OCOP huyện Kbang năm 2019. Ảnh: Minh Ngân
Theo đó, UBND huyện đã thống nhất chọn 10 danh mục sản phẩm và chủ thể tham gia thực hiện Chương trình OCOP năm 2019, gồm: hạt mắc ca (Công ty TNHH Thảo Nguyên Xanh phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đak Rong); mật ong rừng và rượu đông trùng hạ thảo (Công ty cổ phần Việt Nga); trà dược liệu đương quy (HTX Nông nghiệp-Dược liệu Quang Vinh); ổi tươi (HTX Nông nghiệp Thành Công); măng le rừng, tinh dầu sả (HTX Nông nghiệp-Thương mại và Dịch vụ Tơ Tung); cam tươi (HTX Dịch vụ Nông nghiệp Sơn Lang); rượu cần cào cào men lá (HTX Dịch vụ Nông nghiệp Kông Pla); sa nhân tím (HTX Dịch vụ Nông-Lâm nghiệp Kon Pne). Ủy ban nhân dân huyện đề nghị các doanh nghiệp, HTX nghiên cứu các văn bản liên quan, xây dựng và triển khai thực hiện phương án sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP gửi về UBND huyện để đánh giá sản phẩm theo đúng quy trình, quy định.
Minh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.