Hội thảo mô hình liên kết kinh tế trong sản xuất cà phê, hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 4-10, tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) tổ chức hội thảo khoa học “Mô hình liên kết kinh tế trong sản xuất cà phê và hồ tiêu tại Gia Lai-thực trạng và giải pháp”.
Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Trường Sơn-Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (Trường Đại học Kinh tế) cùng các cộng sự đã trình bày các tham luận: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trong nông nghiệp”, “Khảo sát và đánh giá các mô hình liên kết trong sản xuất cà phê và hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai”, “Xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất cà phê và hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai”. Theo đó, người sản xuất cà phê và hồ tiêu trên địa bàn tỉnh hiện đang liên kết chủ yếu thông qua hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm, hợp đồng tiêu thụ nông sản, sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho thuê đất, sau đó được sản xuất trên đất đã góp…  
Ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Lê Nam
Ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Lê Nam
Theo GS.TS Nguyễn Trường Sơn, các mô hình liên kết trong sản xuất cà phê và hồ tiêu gồm: liên kết ngang thông qua các hiệp hội nghề nghiệp, Hợp tác xã, quan hệ láng giềng giữa các hộ và theo nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; thực hiện liên kết dọc theo chuỗi, trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất, gián tiếp giữa nông dân và doanh nghiệp cho thấy một số mô hình liên kết có khả năng triển khai ở tỉnh Gia Lai là liên kết gián tiếp qua trung gian Hợp tác xã, đặc biệt với mô hình liên kết gián tiếp nhóm, tổ, các hộ nông dân được xem là phù hợp nhất và có khả năng triển khai ứng dụng mạnh nhất.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.