Khảo sát tình hình phát triển cây cao su tại Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 18-9, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do ông Nguyễn Văn Tiến-Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và PTNT làm trưởng đoàn đã có chuyến khảo sát và làm việc với Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê về tình hình phát triển cây cao su và định hướng trong những năm tới.

 

 Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: N.D
Ông Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê. Ảnh: N.D

Từ năm 2011 đến 2019, Công ty Cao su Chư Sê được giao quản lý và sử dụng 9.710,93 ha đất tự nhiên; trong đó, đất trồng cây lâu năm là 8.638,7 ha, đất chưa sử dụng 1.053,36 ha... Diện tích vườn cao su của Công ty phân bố trên địa bàn 9 xã, thị trấn thuộc 3 huyện: Chư Sê, Chư Pưh và Chư Prông. Cũng trong khoảng thời gian này, Công ty đã đầu tư các công trình trọng yếu nhằm tái canh vườn cao su; góp vốn phát triển trồng cao su tại Vương quốc Campuchia với diện tích hơn 16.268 ha; xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su công suất trên 32.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư hơn 2.805 tỷ đồng, trong đó, Công ty Cao su Chư Sê chiếm 49,85% vốn chủ sở hữu. Hiện tại, khoảng 34% diện tích cao su này đã đi vào khai thác và có lãi từ năm 2018.

Tổng doanh thu của Công ty Cao su Chư Sê trong giai đoạn 2011-2019 đạt 2.927 tỷ đồng; trong đó, doanh thu từ cao su đạt 2.375 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 785 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 249 tỷ đồng. Dù vậy, hiện nay, Công ty đang gặp không ít khó khăn do giá mủ giảm, việc tìm kiếm mở rộng thị trường hạn chế, vườn cây kinh doanh đang trong giai đoạn cuối kỳ thanh lý, năng suất thấp đã tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trồng xen chuối tiêu hồng. Ảnh: N.D
Khảo sát mô hình xen canh cà phê dưới tán cao su. Ảnh: N.D



Tại buổi làm việc, Công ty kiến nghị, đề xuất với đoàn công tác một số vấn đề như: Nhà nước cần miễn tiền thuê đất đối với vườn cao su tái canh trong giai đoạn kiến thiết cơ bản; xem xét miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sản phẩm gỗ cao su...

NGUYỄN DIỆP
 

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.