Bộ NN&PTNT đề nghị công nhận hoạt động sản xuất,KD mía đường tại Phú Yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải quyết kiến nghị của bà Bùi Thị Quy, Cty TNHH Rượu Vạn Phát đối với hoạt động kinh doanh mía đường trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Diện tích mía thực tế tại Phú Yên những năm gần đây đều cao hơn quy hoạch. Ảnh: LP
Theo Bộ NN&PTNT, để giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, ngày 15/11/2018, Bộ NN&PTNT đã thành lập tổ công tác tham mưu phương án giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp có sự tham gia của lãnh đạo Cục II (Thanh tra Chính phủ).
Sau khi được thành lập, tổ công tác đã làm việc với đại diện các cơ quan, đơn vị chức năng và các huyện có diện tích mía lớn tại tỉnh Phú Yên. Kết quả diện tích mía bình quân toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 là hơn 27,8 nghìn ha, cao hơn 7,8 nghìn ha so với quy hoạch đến năm 2020 và cao hơn 4,8 nghìn ha so với quy hoạch đến năm 2030 của tỉnh.
Trong đó, diện tích mía liên kết thực tế bình quân của Cty TNHH CN KCP Việt Nam từ năm 2016 - 2018 là hơn 18,9 nghìn ha, cao hơn 4,9 ha so với quy hoạch đến năm 2020 và cao hơn 3,9 nghìn ha so với quy hoạch đến năm 2030; diện tích mía liên kết thực tế bình quân của Cty CP Mía đường Tuy Hòa từ năm 2016 - 2018 là hơn 5,9 nghìn ha, tương đương so với quy hoạch đến năm 2020 và thấp hơn khoảng 2 nghìn ha so với quy hoạch đến năm 2030; diện tích mía liên kết thực tế bình quân của Cty TNHH Rượu Vạn Phát giai đoạn 2016 - 2018 là hơn 2,2 nghìn ha, niên vụ cao nhất 2017/2018 - là hơn 3 nghìn ha (do chưa có trong quy hoạch vùng nguyên liệu mía nên doanh nghiệp chủ động liên kết với nông dân).
Các doanh nghiệp mía đường trong tỉnh đều có hợp đồng liên kết đầu tư và tiêu thụ với nông dân theo các hình thức khác nhau; điều này cũng gây sự xáo trộn khó quản lý ở một số địa phương (ví dụ ở huyện Sông Hinh). Tuy nhiên, việc tham gia hợp tác liên kết của các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn, trong đó có Cty TNHH Rượu Vạn Phát, đã góp phần tích cực vào việc phát triển cây mía, tiêu thụ hết lượng mía dư thừa, giải quyết việc làm và thu nhập cho hộ trồng mía.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, diện tích mía thực tế tại Phú Yên hiện nay và những năm gần đây đều cao hơn quy hoạch (trên dưới 28 nghìn ha) cho thấy các định hướng, quy hoạch trước đây không còn sát với thực tiễn phát triển.
Tổ công tác đã thống nhất đề xuất tham mưu lãnh đạo xây dựng phương án phát triển mía đường của tỉnh theo hướng ổn định diện tích mía thực tế hiện có (tức diện tích mía toàn tỉnh khoảng 27 đến 28 nghìn ha, có 3 nhà máy đường, trong đó có nhà máy của Cty TNHH Rượu Vạn Phát với diện tích vùng nguyên liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là khoảng 3 nghìn ha).
Tháng 12/2018, Ban Cán sự Đảng, UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản báo cáo Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên về phương án phát triển mía đường tại tỉnh. Theo đó, phương án đề xuất là theo hướng diện tích mía toàn tỉnh trong khoảng 23 – 25 nghìn ha và phân bổ cho 3 nhà máy hiện có, trong đó vùng nguyên liệu cho nhà máy đường của Cty TNHH Rượu Vạn Phát đến năm 2020, định hướng 2030 là 3 nghìn ha.
Tuy nhiên, Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên chưa thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Phú Yên và đề nghị UBND tỉnh chuẩn bị lại phương án, báo cáo Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
Ngày 6/3/2019, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã chủ trì cuộc họp với đại diện UBND tỉnh Phú Yên, đại diện Thanh tra Chính phủ (Cục II), đại diện Văn phòng Chính phủ. Kết quả, cùng thống nhất tích cực triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 402. Tuy nhiên, quá trình giải quyết chưa đạt được kết quả do vướng mắc về quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy Phú Yên căn cứ vào các văn bản, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên.
Bộ NN&PTNT đã thống nhất với Thanh tra Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tỉnh Phú Yên giải quyết dứt điểm vấn đề này, trên quan điểm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và tôn trọng thực tiễn khách quan; thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo tại các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh.
UBND tỉnh Phú Yên có văn bản công nhận hoạt động của Cty TNHH Rượu Vạn Phát trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mía đường tại tỉnh; yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng tạo điều kiện cho Cty TNHH Rượu Vạn Phát hoạt động bình đẳng như các doanh nghiệp khác trong việc thu mua nguyên liệu, sản xuất, công bố sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm
Đồng thời, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp mía đường nói chung và Cty TNHH Rượu Vạn Phát nói riêng được liên kết sản xuất, hợp đồng đầu tư và tiêu thụ mía cho nông dân theo đúng quy định của Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các quy định hiện hành khác.
Bên cạnh đó, rà soát, bãi bỏ các văn bản, quy hoạch liên quan đến ngành nông nghiệp hiện không phù hợp với Luật Quy hoạch.
Lê Phương (Thanh tra)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.