Sẽ có vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi trong 12 tháng tới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chia sẻ tại cuộc họp bàn giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi, ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin, cho rằng, dù dịch đang diễn biến phức tạp nhưng người chăn nuôi không nên quá lo lắng, chắc chắn sẽ có vaccine phòng bệnh này trong thời gian sớm nhất.
Lý giải cho nhận định này, theo ông Đào Mạnh Lương, hiện nay, mọi người đưa ra quan điểm là chưa có phương pháp chữa, hoặc chưa có vaccine. "Tôi nghĩ rằng, thế giới chưa sản xuất ra vaccine vì nhu cầu sử dụng chưa cao. Và tôi tin rằng chỉ trong 12 tháng tới là sẽ có vacine phòng bệnh. Nếu có doanh nghiệp sản xuất được vacine, tôi rất mong Cục Thú y, Bộ NNPTNT cần đẩy nhanh nghiên cứu và ban hành các thủ tục để doanh nghiệp trong nước có thể sử dụng vắc xin trong phòng bệnh trên đàn vật nuôi”, ông Lương nói.
 Ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: NN
Bên cạnh đó, theo ông Lương, chúng ta cũng nên xem xét lại quá trình chống dịch hiện nay đã phù hợp chưa. "Tôi nghĩ trong thời gian qua, có cảm giác là chúng ta đang cố gắng dập dịch, chứ không phải là kiểm soát nó. Tây Ban Nha, Ba Lan hay nhiều nước Châu Âu rất thành công về vấn đề kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi, và tôi tin Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát được" - ông Lương khẳng định.
Ông Lương cho rằng, truyền thông dường như đang cố gắng để dẹp được dịch tả lợn châu Phi, điều này là không thể. Bởi vậy, truyền thông cần đảm bảo tính khách quan để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn, bởi rất khó để tìm ra loại thực phẩm nào thay thế hoàn toàn cho thịt lợn.
Một vấn đề ông Lương đề nghị ngành chức năng và các địa phương quan tâm là bảo vệ đàn giống. "Chúng ta phải thấy rằng ngày thứ 6 tuần trước, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã đưa ra văn bản đề nghị các địa phương có giải pháp duy trì đàn giống. Đây không chỉ là vấn đề dập dịch mà phải duy trì đàn lợn. Một năm vừa qua, tổng đàn nái của Trung Quốc đã giảm 20%, giá lợn trong tuần vừa qua tăng 37%. Vậy trong 6 tháng tới Việt Nam có khủng hoảng thịt lợn hay không?" - ông Lương đặt câu hỏi.
Từ thực tế đó, đại diện Mavin đề nghị Bộ NNPTNT kiến nghị Chính phủ đưa ra hành động mang tính liên bộ. Ví dụ Bộ Y tế kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm để người tiêu dùng tin rằng virus ASF không làm hại đến sức khoẻ con người. Chúng tôi cũng đang sử dụng các biện pháp quyết liệt khác như ngăn lưới ở các trại nái. Nhân viên đã được tuyên truyền và phải làm việc 26 ngày liên tục trong trại không được ra ngoài.
Tháng 11 năm ngoái, ở Mỹ đã có hội thảo rất chuyên sâu về vấn đề này. Họ khẳng định nguyên liệu thức ăn là nguyên nhân quan trọng khiến dịch tả lợn lây lan. Bởi vậy, toàn bộ nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phương tiện, vật liệu trong trại đều phải sát trùng rất cẩn thận.
Việt Nam đã phân lập được virus dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: I.T
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu sản xuất vacvine, ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y, Bộ NNPTNT), cho hay: Ngay trong ngày hôm qua, toàn bộ Phòng Dịch tễ, Cục Thú y đã kiểm chứng thông tin về tình hình dịch tễ trên thế giới. Hiện có 59 quốc gia đã từng nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.
“Hôm nay, có thông tin là Trung Quốc đã phân lập được virus ASF, thì Việt Nam cũng đã phân lập được virus dịch tả lợn châu Phi tại ổ dịch ở Hưng Yên và Thái Bình, dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài” - ông Long thông tin.
Ông Long cho biết, các phòng thí nghiệm của Việt Nam đang thực hiện bước nuôi cấy, phân lập nhân lên để phân loại virus phục vụ nghiên cứu sản xuất vacine. Về huy động nguồn lực quốc tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ đầu tiên cho Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Phía Hoa Kỳ cũng đã cử rất nhiều chuyên gia sang hỗ trợ để ghi nhận xem Việt Nam cần gì. Các doanh nghiệp cũng đã tham gia tích cực với Bộ NNPTNT, nhằm hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.
"Thực tế hiện nay, trong các xã có dịch thì chỉ có một số hộ có lợn nhiễm dịch. Chúng ta cho phép người dân giết mổ, tiêu thụ tại cấp xã công bố dịch, nếu huyện công bố dịch thì cho phép tiêu thụ tại cấp huyện, tỉnh có dịch thì cho phép tiêu thụ tại cấp tỉnh. Chỉ có những chuồng có lợn nhiễm bệnh thì mới phải tiêu huỷ, còn các chuồng khác có thể tiếp tục được nuôi tiếp và theo dõi lâm sàng" - ông Long hiến kế.  
Khánh Nguyên (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.