Trồng rau thủy canh, hướng đi mới của nông dân Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước cơn bão thực phẩm bẩn đang bủa vây bữa ăn của từng gia đình, nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình trồng rau sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao ngay tại hộ gia đình.
Dù không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng với sự táo bạo, sáng tạo của mình, anh Nguyễn Văn Hảo, sinh năm 1988, trú tại tổ dân phố 4, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã thiết kế thành công mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu tại gia đình. Dẫn chúng tôi tham quan vườn rau thủy canh, anh Hảo cho biết xuất phát từ nhu cầu sử dụng rau sạch của người tiêu dùng nên anh mạnh dạn tìm tòi, học hỏi mô hình trồng rau thủy canh tại TP HCM. Từ những chuyến đi thực tế, anh Hảo dần nắm được các khâu trong quy trình sản xuất rau sạch như thiết kế nhà màng; ứng dụng công nghệ, kỹ thuật chăm sóc; điều tiết các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đến khi cho ra sản phẩm.
Tháng 9-2018, anh Nguyễn Văn Hảo bắt tay vào xây dựng mô hình trồng rau thủy canh trong nhà màng quy mô 200m2, trồng các loại rau ngắn ngày như xà lách, rau cải...Với giá bán từ 30-40.000 đồng/1kg, hàng ngày anh thu nhập trên 1 triệu đồng. Anh Hảo chia sẻ: “Em có ý tưởng trồng rau thủy canh từ năm 2016. Sau em nghỉ việc ở Công ty cao su và đi học hỏi, tham quan 1 số mô hình ở TP HCM em thấy ý tưởng này rất hay, vì người dân ở TP HCM rất chuộng rau thủy canh đảm bảo sức khỏe nên em muốn phát triển rau sạch, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng ở địa phương mình. Ưu điểm của rau thủy canh và thổ cư truyền thống thì rau thủy canh trồng được tất cả các loại rau, mình không cần cải tạo đất, làm trong nhà màng nên trồng được nhiều mùa trong năm, ít tốn công chăm sóc hơn.
Anh Hảo đang chăm sóc vườn rau. Ảnh: Mỹ Đức.
Được biết, trồng rau theo mô hình này tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, năng suất cao hơn từ 40-50%, từ lúc trồng đến khi thu hoạch là 30-50 ngày. Thay vì gieo trồng rau trên mặt đất, hạt giống thủy canh được ươm trong mút xốp đã được xử lý nấm bệnh, khoảng 10 ngày cây nảy mầm. Khi cây được nửa tháng sẽ tách ra, cho vào những rọ bằng nhựa và đưa lên giàn trồng. Nước tưới cho rau được bơm từ bể chứa lên hệ thống ống nhựa, sau đó chảy xuống rồi quay về bể chứa thành một vòng tuần hoàn khép kín. Nhận thấy đây là mô hình mới lần đầu tiên được áp dụng ở Chư Sê, hơn nữa lại đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều gia đình đã đến tham quan và áp dụng. Anh Trần Minh Thế, tổ dân phố 4, thị trấn Chư Sê nói: “Sau khi tham quan, anh thấy mô hình này rất hay, mình ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. anh cũng học hỏi và về trồng tại hộ gia đình mình”.
Các loại rau sản xuất theo hình thức này là loại thực phẩm sạch, vì quá trình sản xuất không sử dụng hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, các loại rau của anh Hảo chủ yếu bán cho bạn bè, người thân trong huyện và các tiểu thương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, với giá bán 30.000 đồng/kg đối với rau cải và 35.000đ/kg rau xà lách nhưng rất được mọi người ưa chuộng nên cung không đủ cầu. Ông Trần Công Minh-chủ tịch Hội nông dân thị trấn Chư Sê cho biết: “Mô hình trồng rau thủy canh của anh Hảo là 1 mô hình mới ở địa phương, trồng trong khuôn viên của nhà màng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi thấy mô hình này trồng luân canh, liên tục và không phải cải tạo đất, giảm sức lao động cho nông dân. Trong thời gian tới, tôi sẽ tuyên truyền cho hội viên tham quan mô hình của anh Hảo để nhân rộng, đảm bảo nguồn cung cấp rau sạch cho địa phương”
Tuy nhiên, việc trồng rau thủy canh vẫn mang tính tự phát, chưa có chính sách hỗ trợ về vốn, kiến thức, nguồn giống nên chưa thực sự bền vững. Hơn nữa, việc tiêu thụ sản phẩm của người dân chủ yếu vẫn là bán nhỏ lẻ ngoài thị trường, nhu cầu và giá cả không ổn định. Nếu đảm bảo đầu ra cho sản phẩm ổn định thì mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp sạch ở địa phương, ứng dụng công nghệ cao để có sự phát triển bền vững trong tương lai.
Mỹ Đức

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.