"Tam nông" khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Theo đó, ngành nông nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa; đời sống của người dân nông thôn không ngừng được nâng lên; diện mạo khu vực nông thôn có nhiều khởi sắc. 
 Nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ
Ông Rơ Chăm La Ni-Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện-cho biết: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, huyện Phú Thiện đã có những đổi thay đáng kể. Theo đó, nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, nông dân có thu nhập cao và nông thôn có nhiều khởi sắc. Hiện nay, toàn huyện đã hình thành được 17 cánh đồng lúa lớn một giống với diện tích gần 700 ha của 1.645 hộ dân tham gia (trong đó có 336 hộ đồng bào dân tộc thiểu số). Cùng với đó, huyện đã hình thành 8 cánh đồng lớn chuyên canh mía với diện tích gần 200 ha...
   Người dân huyện Phú Thiện thu hoạch lúa bằng máy gặt dập liên hợp. Ảnh: V.H
Người dân huyện Phú Thiện thu hoạch lúa bằng máy gặt dập liên hợp. Ảnh: V.H
Cũng sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), trên địa bàn tỉnh đã có 3 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã triển khai liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng lớn với 155 điểm xây dựng, tổng diện tích là 3.040 ha của 1.385 hộ ở 59 xã thuộc 10 huyện, thị xã. Riêng năm 2018, tỉnh đề ra chỉ tiêu xây dựng 33 cánh đồng lớn với diện tích 2.936 ha; đến nay đã có 6 tổ chức, cá nhân liên kết với nông dân lập 8 dự án, tổng diện tích gần 2.600 ha/24 cánh đồng lớn. Trong số này có 6 dự án với 18 cánh đồng mẫu lớn trồng mía với tổng diện tích 2.200 ha; 2 dự án với 2 cánh đồng lớn trồng cà phê với diện tích gần 200 ha; 3 dự án với 4 cánh đồng lớn trồng lúa trên diện tích hơn 242 ha. Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 126 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 với 7.218 thành viên. Để hợp tác xã thực sự là “bà đỡ” của nông dân, tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho 399 lượt cán bộ hợp tác xã với kinh phí là 644,1 triệu đồng. Việc làm này đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Đời sống người dân không ngừng cải thiện
Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết về “tam nông” và hơn 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Toàn tỉnh đã làm mới 717 km đường giao thông, nâng cấp sửa chữa 2.836 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí hơn 4.271,8 tỷ đồng. Cùng với đó, toàn tỉnh đã kiên cố hóa 392,61 km kênh mương; xây mới, cải tạo, nâng cấp 148 công trình thủy lợi. Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục hoàn thành 57 tuyến kênh mương dẫn nước với chiều dài hơn 41,7 km. Để phục vụ đời sống của người dân và góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển, trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 973 trạm biến áp, 1.571 km đường dây trung thế và hạ thế; cải tạo hệ thống điện cho hơn 3.000 hộ gia đình. Công tác đầu tư cho hạ tầng thương mại ở nông thôn nhằm tăng khả năng giao thương hàng hóa cũng được tỉnh chú trọng, theo đó đã xây mới 22 chợ và nâng cấp 25 chợ nông thôn.
Có thể nói, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thực sự là cú hích để “tam nông” bứt phá. Theo thống kê, đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 60 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận TP. Pleiku hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới năm 2017.
Thành quả đáng tự hào trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) trên địa bàn tỉnh còn thể hiện qua việc kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nếu như cuối năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 27,2% thì cuối năm 2018 đã giảm xuống còn 10,34%.
Ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh ta đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận. Cùng với đó, tỉnh cũng đã tập trung nguồn lực đầu tư vào những lĩnh vực này. Trên lĩnh vực khuyến công, trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức 48 lớp đào tạo nghề cho 2.220 lượt học viên với kinh phí 1,977 tỷ đồng; xây dựng 13 mô hình trình diễn với kinh phí 2,038 tỷ đồng; hỗ trợ ứng dụng máy móc 1,351 tỷ đồng; hỗ trợ kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp 2,4 tỷ đồng…
Vĩnh Hoàng - Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.