Mở phiên họp vụ ly hôn của vợ chồng 'vua' cà phê Trung Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tòa cấp cao không triệu tập ông Đặng Lê Nguyễn Vũ và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong phiên họp tại tòa diễn ra hôm nay (7/1).
Hôm nay (7/1), theo lịch xét xử của TAND cấp cao tại TPHCM, đơn vị này sẽ đưa vụ ly hôn giữa vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên theo kháng cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo ra xem xét.
Trước đó, TAND cấp cao tại TPHCM đã nhận được kháng cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (nguyên đơn) trong vụ ly hôn với chồng là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971, chồng của bà Thảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong một lần đến Toà. Ảnh: Tân Châu
TAND cấp cao thụ lý đơn kháng cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo và phân công 3 thẩm phán Phan Đức Phương, Nguyễn Hữu Ba và Trần Xuân Minh mở phiên họp nhằm xem xét kháng cáo của bà Thảo.
Theo tin riêng của phóng viên Tiền Phong, TAND cấp cao đã không triệu tập đương sự tham gia phiên họp xét xử vụ ly hôn này. Tuy nhiên HĐXX sáng nay (7/1) đã họp kín và đưa ra một phán quyết liên quan nhưng nội dung của phán quyết này chưa được gửi đến các cơ quan liên quan, cũng như các đương sự.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại TAND TPHCM. Ảnh: Tân Châu
Vụ ly hôn này như Tiền Phong đã đưa tin, TAND TPHCM có quyết định tạm đình chỉ xét xử vụ ly hôn vì đơn vị này cho biết cần thêm thời gian để củng cố chứng cứ, hồ sơ. Bà Thảo đã không đồng ý với quyết định này của TAND TPHCM. Trong vụ án này, Công ty Cổ phần Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên tham gia vụ án với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Tháng 4/2015, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của vợ mình là bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên.
Tới tháng 10/2015, ông Vũ lại có văn bản triệu tập cuộc họp Hội đồng Quản trị (HĐQT) để thảo luận, biểu quyết miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc của bà Thảo và thay đổi người đại diện theo pháp luật tại tập đoàn này. Bà Thảo có văn bản không đồng ý việc triệu tập cuộc họp nhưng sau đó ông Vũ vẫn tổ chức mà vắng mặt người có liên quan.
Xung đột trong việc tranh chấp quyền điều hành ở tập đoàn Trung Nguyên khơi mào cho nhiều vụ kiện sau này của vợ chồng "vua cà phê Việt".
Cuối năm 2015, bà Thảo lần đầu đưa đơn ly hôn ra tòa, các bên có đơn gửi tới TAND TPHCM, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng tại tập đoàn Trung Nguyên trong vụ án ly hôn.
Vào ngày 5/9/2018, TAND TPHCM đưa vụ ly hôn ra xét xử, ông Đặng Lê Nguyên Vũ có đơn xin hoãn phiên tòa vì đang đi công tác tại nước ngoài. Bà Thảo cũng có đơn yêu cầu TAND TPHCM hủy phiên tòa xét xử để giải quyết vụ án theo đúng quy trình tố tụng.
Tân Châu (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.