Những điển hình phụ nữ làm giàu trên vùng đất khó Kông Chro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, những năm qua, đã có nhiều tấm gương điển hình phụ nữ trên địa bàn huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai vượt khó vươn lên làm giàu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương.   
Là một phụ nữ Bana trẻ tuổi, năng động, chị Đinh Thị Chư (sinh năm 1992, làng Tờ Nùng 2, xã Ya Ma, huyện Kông Chro) đã mạnh dạn đầu tư trồng 2.000 cây chuối mốc trên 1,5 ha vườn, rẫy. Thời gian đầu, khi mới lập gia đình, hai vợ chồng chị còn gặp nhiều khó khăn, kiến thức trồng trọt còn hạn chế nhưng với bản tính chịu thương, chịu khó, học hỏi, rút kinh nghiệm từ những người xung quanh, chị cùng chồng đã đồng tâm hiệp lực, vun vén đất rẫy khô cằn để trồng chuối mốc. Nhờ biết phát huy tiềm năng lợi thế của quê hương và sự quyết tâm chịu khó tự tìm hướng đi thích hợp trên chính mảnh vườn của mình, vườn chuối đã cho thu nhập cao, trừ các chi phí, hàng năm gia đình chị thu về gần 500 triệu đồng.
Vườn chuối cho thu nhập cao của gia đình chị Đinh Thị Chư. Ảnh: Ngọc Thu
Vườn chuối cho thu nhập cao của gia đình chị Đinh Thị Chư. Ảnh: Ngọc Thu
Chị Chư chia sẻ: “Lúc trước, gia đình trồng đậu, bắp, lúa nhưng không thấy hiệu quả mà lại mất nhiều công sức. Khi về nhà bố mẹ, mình thấy cây chuối mốc sinh trưởng tốt, buồng chuối đẹp nên quyết định lấy giống về trồng. Cây chuối mốc hợp với đất khô cằn nơi đây nên mình không mất nhiều thời gian chăm sóc, chỉ cần làm cỏ, cắt lá, vun gốc là cây chuối phát triển, ra buồng đẹp. So với 3 năm trước, kinh tế gia đình mình cũng ổn hơn rất nhiều, mình vui lắm”. Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Chư còn tích cực giúp đỡ các chị em phụ nữ trong làng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm giàu của mình để cùng chị em xây dựng thôn làng phát triển.
Làm giàu từ vườn cây ăn trái trên mảnh đất khó là chị Nguyễn Thị Huyền, thôn 8, xã Chơ Glong, huyện Kông Chro. Năm 2000, chị Huyền rời quê hương Hải Dương về huyện Kông Chro định cư lạc nghiệp. Với mảnh đất rộng hơn 2 ha trồng mía, bắp, đậu… nhưng vợ chồng chị không có vốn và kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt nên khó khăn chồng chất. Năm 2016, được vay vốn ngân hàng cùng với kiến thức về kỹ thuật qua các lớp được tập huấn và kinh nghiệm, chị Huyền bắt tay vào làm mô hình kinh tế vườn cây ăn trái với 200 cây ổi Đài Loan. Phát huy bản tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó của người phụ nữ, chị Huyền đã học hỏi kinh nghiệm, cố gắng phát triển vườn cây ăn trái của mình. Đất không phụ công người, vườn ổi đã phát triển mạnh, cho quả ngon ngọt, sai trĩu cành. Vườn trái cây sạch ngọt của chị đã được nhiều người biết đến, nhiều thương lái trong vùng và các huyện, tỉnh lân cận tìm đến thu mua.
 Chị Nguyễn Thị Huyền làm giàu từ vườn cây ăn trái trên mảnh đất khó.  Ảnh: Ngọc Thu
Chị Nguyễn Thị Huyền làm giàu từ vườn cây ăn trái trên mảnh đất khó. Ảnh: Ngọc Thu
Từ những lợi nhuận ban đầu, chị tiếp tục mua thêm đất mở rộng diện tích trồng thêm na và bưởi da xanh. Đến nay vườn trái cây của chị đã có gần 1.500 trái cây các loại như ổi, bưởi da xanh, na, nhãn. Hàng năm, trừ chi phí, chị Huyền thu được gần 300 triệu đồng. “Tôi sẽ mở rộng thêm diện tích mô hình, tăng thêm số lượng cây trồng, chăm só cây theo tiêu chuẩn trái cây sạch để giữ sức khỏe cho mọi người, đảm bảo chất lượng, đầu ra ổn định cho trái cây”- Chị Huyền cho hay.
Ngoài ra, chị Huyền còn được mọi người biết là người nhiệt tình trong mọi hoạt động phong trào của hội cũng như phong trào tại địa phương, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu và sẵn sàng cho chị em phụ nữ vay vốn không lấy lãi để làm kinh tế. Đồng thời, chị Huyền còn vận động những hội viên khác cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, chung tay góp sức vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. 
Kông Chro là huyện khó khăn của tỉnh với hơn 4.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 37,37%. Trong đó, có đến 3.979 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 96,3% số hộ nghèo toàn huyện (theo số liệu cuối năm 2017). Mặt khác, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác, sản xuất của người dân còn nhiều hạn chế dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy, việc làm giàu của các hội viên phụ nữ đã giúp thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, ổn định cuộc sống gia đình, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. 
Hội viên Hội LHPN huyện Kông Chro tham gia chia sẻ kinh nghiệm làm giàu. Ảnh: Ngọc Thu
Hội viên Hội LHPN huyện Kông Chro tham gia chia sẻ kinh nghiệm làm giàu. Ảnh: Ngọc Thu
Bà Trương Thị Hồng-Chủ tịch Hội LHPN huyện Kông Chro cho biết: Trong Phong trào phát triển Hội, các chị luôn tích cực tham gia, gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Đồng thời, động viên, ủng hộ những gia đình có hoàn cảnh khóa khăn, tạo điều kiện để phụ nữ làm kinh tế, sản xuất, xây dựng kinh tế gia đình, địa phương ngày càng phát triển. Các chị đã nhận được giấy khen và bằng khen của các cấp Hội, chính quyền. Đây chính là những tấm gương phụ nữ điển hình về người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, biết vươn lên làm giàu chính đáng để các chị em phụ nữ học tập và noi theo.
Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa bội thu ở vùng biên giới Chư Prông

Vụ lúa bội thu ở vùng biên giới Chư Prông

(GLO)- Huyện Chư Prông được xem là vựa lúa vùng biên của tỉnh khi các công trình thủy lợi đang phát huy hiệu quả, giúp người dân mở rộng diện tích sản xuất. Vụ Đông Xuân 2023-2024, năng suất lúa nơi đây ổn định, giá lúa khô lại tăng cao đã đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân.

Chư Sê: Giống lúa VNR 20 cho năng suất 9-10 tấn/ha

Chư Sê: Giống lúa VNR 20 cho năng suất 9-10 tấn/ha

(GLO)- Sáng 6-4, Công ty cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê (tỉnh Gia lai) tổ chức hội thảo đầu bờ giống lúa thuần chủng năng suất cao VNR20 tại cánh đồng làng Mung Hlú, xã Ia Blang.
Thất bát mùa điều

Thất bát mùa điều

(GLO)- Những nông dân trồng điều ở huyện Đức Cơ và Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang phải đối mặt với một mùa thất bát khi năng suất đạt thấp, giá cả lại sụt giảm.