Mô hình HTX hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mô hình hợp tác xã ở Đắk Lắk đã góp phần quan trọng vào việc bao tiêu sản phẩm, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Gần 4 năm tham gia vào Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Công bằng Ea Kmat, gia đình ông Y Kưm Niê Kđăm ở xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã có cuộc sống ổn định hơn. Ông Y Kưm cho biết, gia đình gắn bó với cây cà phê hơn 20 năm qua. Có những thời điểm, giá cà phê xuống rất thấp, thiếu chi phí đầu tư ông phải mua nợ phân bón từ đại lý với lãi suất cao. Khi vào vụ thu hoạch, phải bán cà phê non cho đại lý với giá thấp hơn giá thị trường, nên thu nhập từ vườn cây không nhiều.
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk kiểm tra và bàn giao tài sản hỗ trợ mô hình Hợp tác xã điển hình tiên tiến.
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk kiểm tra và bàn giao tài sản hỗ trợ mô hình Hợp tác xã điển hình tiên tiến.
Nhưng từ khi tham gia vào hợp tác xã, được hỗ trợ mua phân trả chậm, lại được bao tiêu sản phẩm với mức giá cao hơn giá ngoài thị trường. Với 1 ha cà phê trồng xen 700 trụ tiêu, 40 cây bơ booth và gần 100 cây sầu riêng, mỗi năm gia đình có thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Cùng với đó, ông Y Kưm còn được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, thu hái nên năng suất và thu nhập từ vườn cà phê đảm bảo ổn định qua các năm.
Xuất phát điểm là một hộ sản xuất nhỏ lẻ, tháng 4 năm ngoái, anh Hoàng Minh Tuân ở xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã tập hợp các thành viên thành lập Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh nông nghiệp Quân Vương. Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, ấp nở, kinh doanh giống gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Đến nay, trang trại của hợp tác xã có gần 10.000 con gà bố mẹ, mỗi tháng cho xuất chuồng 50.000 gà con, tiêu thụ tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, từ đầu năm nay, hợp tác xã đã nuôi 2.000 con gà thịt bằng hình thức thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP; liên kết với người dân để phát triển số lượng gà thịt thả vườn. Theo đó, Hợp tác xã sẽ cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Đây cũng là 1 trong 5 hợp tác xã được nhận tài sản hỗ trợ xây dựng mô hình điển hình gắn với chuỗi sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Đắk Lắk năm nay.
Anh Hoàng Minh Tuân cho biết, mục tiêu của Hợp tác xã là phát triển thành 1 chuỗi giá trị, hoàn thiện 1 chuỗi sản xuất ổn định từ con giống cho tới con gà thịt, cung cấp cho thị trường đầu ra là các siêu thị và nhà hàng. Sau khi đề xuất như vậy thì được Liên minh hợp tác xã tỉnh hỗ trợ cho một số trang thiết bị, máy móc.
Là tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp, đến nay Đắk Lắk đã có 228 Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập, thu hút trên 20.000 thành viên tham gia, giải quyết việc làm cho, giải quyết việc làm cho gần 7.500 lao động. Trong xây dựng nông thôn mới, tính đến giữa năm nay, toàn tỉnh đã có 90/152 xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất.
Tham gia Hợp tác xã, người dân được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê hiệu quả.
Tham gia Hợp tác xã, người dân được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê hiệu quả.
Ông Hoàng Khang, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk cho rằng, để hợp tác xã phát triển đúng hướng, Liên minh hợp tác xã tỉnh đã chủ động phối hợp với các huyện, thị xã và thành phố, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hợp tác xã, xây dựng và nhân rộng mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến. Trong năm nay, từ nguồn vốn ngân sách cấp gần 500 triệu đồng, Liên minh hợp tác xã tỉnh đã chọn 5 hợp tác xã để đầu tư mua sắm máy móc, hỗ trợ sản xuất, chế biến sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi.
Theo đánh giá của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk, trong quá trình hoạt động nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã phát huy được vai trò là “bà đỡ”, tạo điều kiện cho các thành viên, hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hoạt động của hợp tác xã còn gắn với quá trình triển khai thực hiện những chương trình, dự án phát triển cộng đồng như: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, dạy nghề, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh. Các hợp tác xã hoạt động hiệu quả có đóng góp rất lớn vào việc hoàn thành tiêu chí số 13 trong xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đắk Lắk.
H Xíu (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.