Làm giàu ở nông thôn: Kiếm bộn tiền từ giống ếch Thái 'khổng lồ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bên cạnh các mô hình chăn nuôi như nuôi gà, thỏ, bò, lợn...những năm gần đây, nông dân các tỉnh Nam Định, Ninh Bình đang phát triển mô hình nuôi giống ếch Thái 'khổng lồ'. Mô hình nuôi ếch Thái tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới....
Anh Phạm Đăng Tập, 35 tuổi, sống ở xã Yên Đồng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) là một trong những thanh niên trẻ tuổi đã thành công từ mô hình nuôi ếch Thái. Anh Tập cho biết, sau khi nghiên cứu các loại vật nuôi như giun quế, lươn, cá …thì anh thấy ếch là loại động vật dễ nuôi, chi phí đầu tư ban đầu thấp, nhanh thu hồi vốn và thị trường tiêu thụ rộng...
Sau khi đã tìm hiểu thông tin trên báo, đài, internet và đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của các hộ nuôi ếch Thái, năm 2014 anh Tập đầu tư xây dựng bể và nuôi hàng nghìn con ếch giống. Đến nay, sau gần 4 năm nuôi quy mô đàn ếch đã tăng lên gần 10 vạn con, xuất bán ra thị trường gần 20 tấn ếch thịt mỗi năm và thu lãi về hơn 400 triệu đồng.
Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Phạm Đăng Tập lãi hơn 400 triệu mỗi năm.
Anh Tập chia sẻ, con ếch này cho lợi nhuận cao nhưng nuôi lại rất dễ nuôi, quan trọng là cho ếch ăn uống đầy đủ, thường xuyên thay tháo nước trong bể để đảm bảo vệ sinh và tránh ồn ào, có như vậy ếch mới ít bị bệnh, lớn nhanh, không bị hao hụt và cho lãi cao.
Cũng theo anh Tập, mấy năm gần đây, như nhiều vật nuôi khác, giá ếch lên xuống khá thất thường lúc cao lúc thấp, như năm ngoái do giá heo giảm sâu cũng khiến giá ếch xuống còn có 35.000 đồng/1kg. Với giá như thế chỉ những ai có kỹ thuật nuôi tốt mới có lãi chút ít hoặc hòa vốn. Đến năm nay thì giá lại lên cao, có những lúc xấp xỉ 48 ngàn đồng/1kg thì người chăn nuôi có lãi khá cao.
Để tăng cường sức đề kháng cho đàn ếch, anh Tập thường xuyên giã nhuyễn tỏi sau đó trộn vào thức ăn và cho ếch ăn hàng ngày.
Còn ông Nguyễn Văn Cường, 53 tuổi, xóm 1, xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu (Nam Định) là người nuôi ếch Thái lâu năm với quy mô lớn. Vào vụ nuôi, cứ hơn 2 tháng là gia đình ông Cường xuất bán 1 lần, sản lượng hơn 6 tấn mỗi vụ. Tùy theo giá bán ở từng thời điểm mà cho kết quả cuối vụ khác nhau, nhưng từ ngày chuyển sang nuôi ếch Thái vào năm 2007 đến nay, thu nhập của gia đình ông Cường luôn ổn định, có của ăn của để.
Theo ông Cường và cũng như nhiều hộ nuôi ếch khác, nghề nuôi ếch giờ đây có nhiều những cải tiến so với trước, như: hệ số thức ăn giảm; nguồn giống chủ động hơn và sản lượng nuôi tăng hơn trước rất nhiều.
Ông Cường cho hay, giống ếch Thái này khá dễ nuôi, ít bệnh tật, sinh trưởng nhanh...và đặc biệt có thể nuôi trên bể xi măng với mật độ dày. Trung bình, mỗi năm nuôi được từ 2-3 lứa, thời gian mỗi lứa chỉ từ 60-70 ngày là được xuất bán...
“Năm nay gia đình tôi xuất bán được hơn 12 tấn thịt ếch thương phẩm, được bán với giá giao động trên dưới 45 ngàn đồng/1kg. Sau khi trừ hết chi phí gia đình tôi lãi hơn 200 triệu đồng.” ông Cường tiết lộ.
Cũng theo ông Cường, trung bình để được được một kg ếch thịt thương phẩm sẽ tốn khoảng 1,3kg cám. Sau khi cộng cả tiền giống và các loại chi phí khác thì 1kg ếch sẽ tiêu tốn khoảng gần 30.000 đồng. Với giá thu mua như hiện nay thì 1 kg ếch thương phẩm, sau khi trừ hết chi phí sẽ lãi khoảng trên dưới 20.000 đồng.
Nhờ nuôi ếch Thái có vóc dáng "khổng lồ" , lớn hơn so với ếch ta mà nhiều hộ dân ở Ninh Bình, Nam Định vươn lên thoát nghèo và có nguồn thu nhập ổn định.
Nói về kỹ thuật nuôi ếch, ông Cường cho hay, ếch tăng trưởng nhanh nên cần ăn thức ăn có hàm lượng đạm từ 25-35%, ếch nhỏ dưới 2 tháng tuổi cho ăn 3 lần/ngày, ếch lớn ăn 2 lần/ngày. Để phòng bệnh cho ếch, giúp ếch tăng sức đề kháng, tôi thường xuyên sát trùng, vệ sinh bể nuôi sạch sẽ, thay nước 2 lần/ngày, trộn men tiêu hóa, tỏi dã nhỏ và bổ sung thêm vitamin C vào thức ăn cho ếch.
Hiện tại, có rất nhiều kiểu nuôi ếch nhưng có 2 kiểu được nhiều người lựa chọn nhất là nuôi trên bể xi măng và nuôi trong lồng lưới thả dưới ao. Hai cách nuôi này đều có ưu nhược điểm khác nhau, nếu có điều kiện xây bể xin măng là nuôi hiệu quả nhất. Bể nuôi ếch cũng khá đơn giản nên chi phí khá thấp, mật độ thả nuôi từ 100-150 con/1m2.
"Khi môi trường nuôi dưỡng bị ô nhiễm do nguồn nước bẩn, thức ăn thừa thối rữa,... Đầu tiên ếch bị bệnh ngoài da, sau đó bị nhiễm trùng, ếch bị trướng bụng hoặc trên da bị lở loét, không ăn, sau vài ngày sẽ chết. Vì Vậy, mỗi ngày cần thay nước cho ếch 2 lần, để cho con ếch luôn phát triển tốt." ông Cường tiết lộ.
Có thể nói, mô hình nuôi ếch Thái trong bể xi măng không mất nhiều vốn, công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn nhưng cho thu lãi cao. Đây là mô hình cần được khuyến khích nhân rộng nhằm giúp người dân tận dụng diện tích vườn, ao của gia đình để phát triển kinh tế.
Phạm Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.