Chất xám - Nguồn lực của hợp tác xã nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Luật Hợp tác xã (HTX) đã có, Nghị định 55 của Chính phủ về quy định vốn vay cho HTX cũng đã ban hành, chỉ vốn vay cho các HTX nông nghiệp là… chưa có. Lý do thì nhiều nhưng tựu chung nên nhìn lại cơ cấu hoạt động thực tế của các HTX, trước khi trách móc ngân hàng hay than thở vì không có tài sản thế chấp.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Nếu các HTX nông nghiệp vẫn hoạt động theo kiểu “tự cung tự cấp” và là những “cá thể cộng lại cơ học” như hiện nay thì tài sản của HTX thực chất không có, cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Hợp tác xã thời bao cấp là một dạng, còn HTX thời kinh tế thị trường là một dạng hoàn toàn khác. Nhưng rất nhiều thành viên HTX hiện nay vẫn bị ám ảnh bởi HTX kiểu cũ, nặng về thụ động và mang tính hình thức nhiều hơn thực chất, trong khi HTX kiểu mới lại chưa định hình, chưa cung cấp cho người nông dân một mô hình làm ăn sáng rõ, thấy được triển vọng phát triển.
Vì vậy, nói như một đại biểu Quốc hội, thì cần nâng cao năng lực các HTX, đẩy mạnh xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương.
Cái mà các HTX đang thiếu hiện nay, theo tôi, không phải là vốn tín dụng mà là chất xám. Chất xám ấy không đơn thuần đến từ bằng cấp mà đến từ những người nông dân, đặc biệt là nông dân trẻ, có đầu óc sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có kỹ năng giao tiếp quan hệ, có khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới. Cái đó đã đành là phải học mới biết, nhưng có rất nhiều cách học, chứ không chỉ học trong trường lớp. Cái mà ta gọi là “năng lực các HTX” ấy, nó phải đến từ chính các cá nhân có chất xám trong các HTX, nó đến từ các “lão nông tri điền”, chứ không đến từ các bài diễn văn hay những hô hào chung chung. Nghĩa là, nó đến từ con người, cái “vốn quý nhất” như chúng ta thường nói.
Với các ngân hàng, họ hoạt động có nguyên tắc, có quy chế của mình, nếu không muốn có thêm nợ xấu. Vì vậy, chuyện không vay được vốn ngân hàng trong khi HTX không có tài sản cụ thể để thế chấp là chuyện bình thường. Nhưng với những HTX năng động thì còn nhiều nguồn có thể vay vốn, kể cả vốn đến từ các nhà đầu tư mạo hiểm, miễn là mình thuyết phục được họ về những dự án nông nghiệp khả thi.
Phải nâng tầm các HTX trước khi nghĩ đến chuyện vay vốn làm ăn. Vì nếu không có nội lực, không có sự chuẩn bị về những dự án sản xuất thì nếu được vay vốn cũng không chắc đã làm ăn có lãi. Ngược lại, có khi còn làm mất cả vốn do quản lý không chặt chẽ.
Con số 1% tiếp cận được vốn vay tín dụng của 20.000 HTX nông nghiệp trong nước không chỉ là “con số đáng buồn” như một đại biểu Quốc hội than thở. Nó yêu cầu phải nâng cấp một cách thực chất các HTX nông nghiệp trong cả nước để tạo những điều kiện khả thi cho chuyện vay vốn, và cuối cùng, cho kết quả của sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều đó, phải tuyệt đối quên đi mô hình HTX kiểu cũ, phải xây dựng mô hình HTX kiểu mới hoàn toàn. Đây không hề là chuyện đơn giản và có thể hoàn thành trong một sớm một chiều.
Vậy thì đầu ra của câu chuyện vay vốn tín dụng cho các HTX nông nghiệp đến từ đâu? Nó phải đến từ chính các HTX nông nghiệp. Khi mô hình HTX kiểu mới hoạt động, vận động có hiệu quả, có khả năng phát triển thì khi đó, những nguồn vốn vay sẽ tới và sẽ phát huy được tác dụng. Những nguồn vốn vay đều nhắm vào những cơ sở làm ăn có hiệu quả, có khả năng thực tế trả nợ để cho vay. Như thế, mấu chốt để phát triển, để có vốn vay trước hết phải nằm ở các HTX nông nghiệp, ở các thành viên HTX, ở kế hoạch và những dự án làm ăn của HTX, rồi mới tới các nguồn vốn vay tín dụng.   
Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.