Nông dân huyện Ia Pa phấn khởi vì lúa được mùa, giá cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ mưa thuận gió hòa, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, kết hợp với việc nhân rộng cánh đồng lúa lớn một giống có năng suất cao nên nông dân Ia Pa đón một vụ mùa bội thu.
Vụ mùa 2018, huyện Ia Pa gieo trồng được trên 3.000 ha lúa nước, trong đó hơn một nửa diện tích được tưới bởi công trình đại thủy nông Ayun Hạ, phần còn lại được tưới chủ động bằng hệ thống trạm bơm điện, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân sản xuất 2 vụ lúa nước/năm. Thời điểm này, nông dân đã thu hoạch được khoảng 40% diện tích lúa vụ mùa. Theo dự tính, năng suất lúa bình quân đạt trên 6,5 tấn/ha, tổng sản lượng hơn 19.000 tấn. Đây là vụ mùa thắng lợi của bà con nông dân trong huyện.
  Nông dân Ia Pa thu hoạch lúa. Ảnh: T.Đ
Nông dân Ia Pa thu hoạch lúa. Ảnh: T.Đ
Vào các làng ở xã Ia Ma Rơn thời điểm này thấy nhà ai cũng đầy ắp lúa. Tại nhà ông Rmah Nlok (thôn Ma Rin 2), lúa chất đầy gầm nhà sàn. “Nhà tôi trồng 6 sào lúa MT10. Giống lúa này cho năng suất đến 1 tấn/sào, dễ bán và không bị thương lái ép giá”-ông Rmah Nlok cho hay.
Vụ mùa này, xã Ia Ma Rơn gieo trồng hơn 800 ha lúa nước, là địa phương có diện tích lúa nước cao nhất huyện. Ông Tăng Xuân Duẩn-Chủ tịch UBND xã-cho hay: Bà con đã thu hoạch được 30-40% diện tích lúa vụ mùa; năng suất đạt khoảng 7-8 tấn lúa khô/ha. Giá lúa đầu mùa dao động từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg là chấp nhận được.

Ông Trần Văn Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa: “Trồng lúa trên cánh đồng lớn một giống giúp nông dân giảm chi phí rất nhiều; sử dụng bộ lúa giống chủ lực: DV108, LH12, MT10, ML48, ML49, TH6, TH205… chất lượng khá, cứng cây chống ngã đổ, chịu hạn tốt, năng suất cao, cho hạt gạo thơm ngon, bán được giá. Bình quân cánh đồng lúa lớn cho lợi nhuận 30 triệu đồng/ha, cao hơn cách trồng cũ 7 triệu đồng/ha”.

Năng suất lúa đạt cao có nguyên nhân chính từ việc người dân ý thức được việc sử dụng nguồn giống có chất lượng tốt. Ông Siu Djer-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Ia Ma Rơn-cho biết: Giống lúa MT10 xác nhận từ các vụ trước đã được các hộ dân sử dụng để lại gieo sạ cho vụ mùa này. Áp dụng quy trình kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” và phương pháp “4 cùng” (sử dụng cùng một chủng loại giống lúa MT10 với lượng gieo sạ 130 kg/ha; gieo sạ cùng thời điểm; chăm sóc, bón phân, phun thuốc, khử lẫn đúng theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa; xác định thời điểm thu hoạnh cùng lúc) nên nông dân được lợi nhiều thứ. “Trước đây, gieo sạ 18-20 kg giống/sào, giờ giảm xuống còn 13 kg/sào. Sử dụng chế phẩm sinh học nên lượng phân bón Urê, Kali cũng giảm xuống một nửa, giảm cả lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ruộng lúa gieo sạ thưa hơn, đỡ tốn giống mà cây lúa vẫn phát triển tốt, năng suất đạt 8 tạ/sào (trước đây chỉ đạt 6 tạ/sào)”-ông Siu Djer nói.
Cùng với được mùa, giá lúa hiện nay cũng đạt cao và ổn định nên người trồng lúa phấn khởi. Trong đó, các giống lúa chủ lực mà huyện khuyến cáo nông dân trồng đại trà đều được thương lái mua với giá cao, giống lúa LH12, MT10, OM4900 có giá 5.800-6.000 đồng/kg. “Trồng lúa bây giờ rất khỏe, đến mùa thu hoạch, thuê máy gặt lúa 200.000 đồng/sào. Máy gặt tuốt lúa ra đóng bao ngay trên ruộng, có thương lái đến mua ngay. Nếu ai không muốn bán lúa tươi thì chở về nhà phơi khô để bán giá cao hơn. Rơm do máy gặt phun ra, gom lại có máy cuộn tròn thành từng cuộn, người ta tranh nhau mua ngay tại ruộng với giá 6.000 đồng/cuộn”-ông Ksor Ban (thôn Bih A, xã Ia Tul) cho hay.
Để có được vụ mùa thắng lợi, theo ông Trần Văn Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa, trước hết là nhờ mưa thuận gió hòa, không bị thiệt hại nhiều bởi bão lũ nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Cùng với đó, việc UBND huyện chỉ đạo các xã tiếp tục nhân rộng cánh đồng lúa lớn một giống áp dụng quy trình “3 giảm, 3 tăng” với nguồn lúa giống chất lượng, sạch bệnh đã cho năng suất cao hơn.
Trần Đức

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.