Rủ nhau đi học trồng nấm, kiếm trên 100 triệu đồng/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Học hỏi nghề trồng nấm do các cơ sở Hội Hông dân phối hợp tổ chức, nhiều hộ ở Đà Nẵng đã thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm.
Mỗi năm, chị Huệ thu lợi gần 200 triệu đồng từ trồng nấm
Mỗi năm, chị Huệ thu lợi gần 200 triệu đồng từ trồng nấm
Học nghề nấm từ hội nông dân xã tổ chức, chị Nguyễn Thị Huệ (ở thôn An Trạch, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) đã phát triển mô hình tại nhà, đem lại thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng.
Chị Huệ nói: “Trước đây, gia đình chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng nhưng không đủ sống. Hằng ngày, tôi còn làm thêm chăm sóc nấm cho HTX tại địa phương. Năm 2013, Hội ND xã cùng huyện phối hợp mở lớp dạy nghề nấm cho bà con nông dân. Tôi cũng tham gia học hỏi, làm thử và kết luôn với nấm”.
Ban đầu, chị dựng tạm một chòi nhỏ bên nhà, mua 100 bịch nấm về treo thử thì thấy mang lại hiệu quả cao. Thu hoạch lần đầu chị hái đi bán tại các chợ lẻ, mỗi ngày thu nhập từ 60.000-70.000 đồng.
Thấy mô hình đem lại tín hiệu khả quan, chị bắt đầu lập trại nấm 20m2 tại vườn nhà. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm, chị vấp thất bại do thiếu kinh nghiệm, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng nấm chưa được bài bản. “Có lần mình hư cả 2.000-3.000 bịch nấm vì không biết cách chăm sóc, có khi lấy phôi không đạt, nấm không ra…”, chị Huệ chia sẻ thêm.
Không từ bỏ, chị lại tìm đến đến các trại trồng nấm hiệu quả để học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế. Sau khi khắc phục được các yếu tố khiến mẻ nấm thất bại chị gặt được thành công ở những mẻ nấm tiếp theo. Lấy ngắn nuôi dài, dần dần chị làm tích lũy dần lên, chị phát triển trang trại dần lên 100m2. Với diện tích trên, mỗi năm chị làm 3 vụ, mỗi vụ trồng từ 6.000- 7.000 bịch nấm sò tím. Sau khi trừ chi phí, chị lãi 60-70triệu đồng/năm.
"Đối với trồng nấm, khi làm cần phải yêu nghề, chịu khó mới duy trì được lâu. Từ làm nấm, đời sống kinh tế gia đình ổn định, không thiếu hụt như hồi xưa... ", chị Huệ chia sẻ.
"Đối với trồng nấm, khi làm cần phải yêu nghề, chịu khó mới duy trì được lâu. Từ làm nấm, đời sống kinh tế gia đình ổn định, không thiếu hụt như hồi xưa... ", chị Huệ chia sẻ.
Không dừng lại, chị tiếp tục học hỏi, tận dụng diện tích 60m2 đất còn lại trong vườn nhà để làm giàn trồng nấm rơm, mỗi tháng chị trồng 2 mẻ nấm rơm, mỗi lần 1.600 mô. Riêng với nấm rơm, mỗi tháng chị thu hoạch 70-80kg cho thu nhập trên 10 triệu đồng. 
“Nấm rơm rất nhạy cảm, nhẹ, yếu, mềm và rất dễ hư khi không điều chỉnh được thời tiết. Trồng dưới đất thì nấm đem hiệu quả cao hơn, tuy nhiên, nếu không có diện tích thì tận dụng trồng trong giàn. Nhiệt độ thích hợp để nấm rơm phát triển là ở nhiệt độ 25-33o độ C, độ ẩm 85%. Đồng thời, trong trại phải vừa giữ nhiệt độ phù hợp vừa đủ độ ẩm, thông thoáng. Nếu gặp thời tiết nắng gắt mà không điều chỉnh nhiệt độ phù hợp nấm cũng sẽ chết…”, chị Huệ cho hay.
Chị chia sẻ thêm: "Đối với trồng nấm, khi làm cần phải yêu nghề, chịu khó mới duy trì được. Từ làm nấm, đời sống kinh tế gia đình ổn định, không thiếu hụt như hồi xưa. Mỗi năm, tính tổng thu từ nấm sau khi trừ chi phí gia đình thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Tôi muốn phát triển thêm mô hình, nhưng diện tích đất gia đình hạn hẹp...".
Trang trại nấm của vợ chồng anh Bồng
Trang trại nấm của vợ chồng anh Bồng
Còn với anh Phạm Kim Bồng (ở tổ 28 phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), đã nghỉ việc ở một công ty vật liệu xây dựng đề về nhà trồng nấm.
Anh Bồng cho biết, vợ chồng anh làm mô hình nấm đã gần 5 năm. Sau khi nghỉ việc, năm 2012, anh tham gia lớp tập huấn trồng nấm do Trung tâm dạy nghề huyện Hòa Vang tổ chức.
Trên diện tích 32m2 cạnh nhà, vợ chồng anh trồng thử nghiệm 100 bịch nấm sò, năm đầu tiên doanh thu đạt 30 triệu đồng. Dần dà, lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng anh đầu tư mở rộng diện tích lên 200 m2, trồng gối đầu 10.000 bịch/năm. Mỗi năm, vợ chồng anh thu nhập khoảng 100 triệu đồng và đang trồng thử nghiệm 1.500 bịch nấm linh chi.
“Nghề này đòi hỏi phải chịu khó, trồng nấm sò thu hoạch quanh năm, tuy nhiên đầu ra, giá cả lại rất bấp bênh. Hầu như nguồn nấm đều đi tiêu thụ tại chợ, không có điểm bán sản phẩm…”, anh Bồng cho biết thêm.
Kim Oanh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.