Đak Pơ huy động nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Đak Pơ, Gia Lai đã tập trung huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông ở khu vực nông thôn. Đến nay, gần 90% số xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Hơn 1 tháng nay, người dân làng Môn (xã Yang Bắc) rất vui khi 2 nhánh đường giao thông nội làng dài 350 m được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình này được Nhà nước đầu tư gần 400 triệu đồng để xây dựng. Tuy nhiên, để công trình đảm bảo chất lượng, phục vụ lâu dài việc đi lại, vận chuyển nông sản, người dân làng Môn đã tự nguyện đóng góp thêm kinh phí và ngày công lao động thi công. Nhờ sự cộng đồng trách nhiệm đó, công trình đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

 

Người dân xã Tân An (huyện Đak Pơ) làm đường giao thông nông thôn.      Ảnh: L.A
Người dân xã Tân An (huyện Đak Pơ) làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: L.A

Từ khi công trình hoàn thành, người dân làng Môn không còn phải đi trên con đường lầy lội, trơn trượt như trước đây. Diện mạo nông thôn của làng hiện cũng trở nên khang trang, sạch đẹp hơn. Ông Đinh Văn Xuân-Trưởng thôn Môn, cho biết: “Người dân làng Môn rất vui khi con đường được hoàn thành. Con đường mới giúp bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản thuận tiện hơn nhiều so với trước. Điều này mở ra cơ hội cho người dân trong làng phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống…”.

Với nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giao thông được xem là khó thực hiện. Thế nhưng, tại huyện Đak Pơ, nhờ định hướng đầu tư rõ ràng trong những năm qua, từ nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh và huyện cùng sự chung sức, chung lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đến nay, gần 90% số xã của huyện đã hoàn thành tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ, cho biết: “Đến thời điểm này, tất cả các tuyến đường đến trung tâm xã đều đã được kiên cố hóa; các đường nội làng cũng cơ bản được cứng hóa. Ngoài ra, với các trục đường giao thông nội đồng, huyện cũng đã có kế hoạch để triển khai đầu tư, nâng cấp theo từng năm. Chính vì vậy, việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn của huyện đã cơ bản đảm bảo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Để có được kết quả đó, ngoài sự quan tâm đầu tư của các cấp từ Trung ương đến địa phương thì còn có sự đóng góp rất lớn của nhân dân về tiền của, đất đai, ngày công để cùng với chính quyền hoàn thành mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông nông thôn theo kế hoạch, chủ trương đề ra…”.

Qua tìm hiểu, trong năm 2017, toàn huyện Đak Pơ đã huy động được hơn 13,5 tỷ đồng từ các chương trình, nguồn vốn để thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, nhân dân đóng góp hơn 3,9 tỷ đồng, hàng ngàn ngày công và hàng trăm mét vuông đất. Trong năm 2018, huyện Đak Pơ sẽ tiếp tục được đầu tư hơn 16,5 tỷ đồng để cứng hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn. Trong đó, vốn Nhà nước đầu tư hơn 13,8 tỷ đồng, còn lại là nguồn huy động nhân dân đóng góp. Hạ tầng giao thông tiếp tục được đầu tư xây dựng hoàn thiện, ngoài việc góp phần giúp người dân đi lại thuận tiện, đảm bảo an toàn giao thông thì còn tạo động lực giúp các xã phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.