Nuôi cá nước ngọt mang lại thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đầu năm 2015, ông Đặng Hùng (thôn An Bình, xã Cửu An, thị xã An Khê, Gia Lai) mạnh dạn đấu thầu bàu Mười Thiên để nuôi cá. Biết cải tạo, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, thả các loại cá có giá trị, nhờ vậy hàng năm gia đình ông thu về trăm triệu đồng.
Nuôi cá nước ngọt mang lại thu nhập cao. Ảnh: Ngọc Minh
Nuôi cá nước ngọt mang lại thu nhập cao. Ảnh: Ngọc Minh
Bàu Mười Thiên có tổng diện tích mặt nước gần 5 ha, có nhiệm vụ điều tiết nguồn nước tưới cho 10 ha lúa của người dân trong thôn. Ngồi trong căn chòi rộng chừng 6 m2 lợp tôn, xung quanh thưng gỗ tạp, dựng sát mép bàu, ông bắt đầu câu chuyện về hành trình nuôi cá của mình, ông Hùng kể: Tháng 1 năm 2015, sau khi được Hợp tác xã Cửu An 1 cho thầu, tôi bắt tay vào việc cải tạo, bởi lúc này bàu dầy đặc bèo tây, cỏ dại. Tôi đã phải huy động vợ, con và người thân đi vớt bỏ lên bờ, mất cả tháng trời mới sạch.
“Khi làm xong cũng là thời điểm vào mùa khô, tôi để nước và môi trường trong bàu ổn định, rồi mới đi mua 40 kg cá gồm: cá trắm, trôi, mè, chép và rô phi về thả. Thật không may cá lóc trong bàu ăn gần hết cá giống, vì thế cuối vụ thu chẳng được bao nhiêu”-ông Hùng chia sẻ. 
Rút kinh nghiệm năm sau, ông Hùng bắt bớt cá lóc và tiếp tục thả 10 kg cá mè tương ứng khoảng 1,5 ngàn con và 10 kg cá rô phi. Sau 1 năm ông thu được 1,4 tấn cá rô phi và trên 7 tạ cá mè. “ Năm đó gia đình tôi thu trên 60 triệu đồng, trừ tiền thuê bàu 7 triệu đồng/năm, tiền lưới, giống còn lời trên 30 triệu đồng”-ông Hùng nói. 
Riêng cá rô phi cũng mang về cho gia đình ông Hùng vài chục triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Ngọc Minh
Riêng cá rô phi, mỗi năm gia đình ông Hùng thu về vài chục triệu đồng. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Hùng thường thả cá giống vào đầu mùa khô, khi mực nước trong bàu ổn định trên 1m, để cá dễ làm quen với môi trường. Đến tháng 4-5 khi những cơn mưa giông về, đón dòng nước mới màu mỡ, đàn cá cứ thế phát triển. Mùa mưa mực nước trong bàu dao động từ 2-2,5 m, với diện tích mặt nước lớn, ông Hùng nuôi cá theo cách quảng canh, tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có trong bàu, ông còn mắc thêm mấy bóng điện trên mặt bàu dụ các loại côn trùng bay tới làm mồi cho cá. Bởi vậy, cá ở đây nhanh lớn, thường có màu vàng sáng. Khi nấu, chiên hoặc nướng ăn cá có vị ngọt thanh, mùi thơm, thịt dai.
Hàng ngày ông Hùng dậy từ 4 giờ sáng, chuẩn bị áo phao, lưới, vợt và “chiếc thuyền tự chế-săm ô tô được bơm căng hơi” cho việc đánh bắt. Ông thu hoạch theo kiểu đánh tỉa, bỏ lại những con cá nhỏ, bắt cá lớn để sáng ra cho vợ đi bán. “Tôi thường đem khoảng 7-8 kg cá ra chợ trong xã bán, với giá 30 ngàn đồng/kg, tôi đã có trên 200 ngàn đồng đủ tiền chi tiêu hàng ngày. Còn thương lái ngoài thị xã dặn mua ổng sẽ bắt nhiều hơn”-bà Lê Thị Hàng (vợ ông Hùng) vui vẻ cho hay.
Hai năm nay, từ nguồn cá rô phi sinh sôi trong bàu mà ông Hùng không phải mua giống, chỉ bổ sung cá mè, thác lác. “Tháng 5 năm trước, tôi thả một ít cá thác lác bông, vừa rồi mấy con dính lưới to cả ký. Nếu ngày nào cũng bắt được 5-7 ký thác lác bán giá 70 ngàn đồng/kg, cộng thêm tiền bán cá rô phi, mè thì một năm tổng thu cũng trên 100 triệu đồng”-ông Hùng nhẩm tính. Thời gian tới, ông Hùng dự định thả thêm cá lăng, mua lưới đánh bắt cá thác lác…
Đánh giá mô hình nuôi cá nước ngọt tại địa phương, bà Nguyễn Thị Phúc-Phó Chủ tịch UBND xã Cửu An, thị xã An Khê cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 61 bàu, đập. Nhiều hộ tận dụng diện tích mặt nước nuôi cá, cho thu nhập cao. Trong đó có gia đình ông Đặng Hùng, với cách làm sáng tạo, cập nhật những giống cá mới có giá trị kinh tế, từ đó mà tổng thu nhập từ việc nuôi cá của gia đình tăng lên. Từ việc nuôi cá mà người dân có thêm thu nhập, góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tê-xã hội của địa phương”.
 Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.